Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, cha mẹ không nên thúc ép con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để dạy bé con biết chào hỏi người lớn một cách tự nguyện và lễ phép, cha mẹ cần kiên nhẫn cũng như không nên thúc ép con. Hãy theo dõi cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi sau đây cha mẹ nhé!

Đừng ép bé chào hỏi

Một trong những điều quan trọng ba mẹ cần biết để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi, đó là đừng ép bé chào hỏi. Nhiều ba mẹ khi thấy con không chủ động chào hỏi người lớn thì vội thúc giục bé: Sao con không chào? Chào cô chú đi con… Thậm chí có ba mẹ còn quở trách bé ngay trước mặt người lớn. Điều này là hoàn toàn không nên.

Việc thúc ép bé, quở trách bé càng làm cho bé cảm thấy khó khăn. Bé còn có thể tổn thương và đâm ra có cảm xúc tiêu cực với việc chào hỏi. Bé xem chào hỏi như một việc làm khó khăn, áp lực. Điều này còn có thể khiến bé càng rụt rè, ngại giao tiếp hơn.

Hãy nhớ rằng với nhiều bé, việc không chủ động chào người lớn có thể xem là tâm lý bình thường của trẻ. Có nhiều nguyên nhân cho việc này. Và ba mẹ hãy lưu ý để dạy bé chào người lớn.

Vì sao bé không chào người lớn?

Bé không chào người lớn có thể vì bé cảm thấy lạ lẫm, không quen thuộc. Có thể bé không cảm thấy quý mến hoặc gần gũi với người cần được chào nên bé không muốn chào. Cũng có thể do bé có tâm trạng không vui, đang mệt mỏi, cáu kỉnh. Hoặc đơn giản bé đang thể hiện bản thân có quyền “không chào”. Đây là trạng thái tâm lý bình thường và ba mẹ hãy tôn trọng trạng thái này ở trẻ để dạy con đúng cách.

Ngay từ nhỏ, nếu  bé không được học hỏi theo ba mẹ cách chào hỏi; hoặc ba mẹ ít trò chuyện, hướng dẫn con mà chỉ áp đặt, thúc ép thì cũng không tạo cho bé thói quen chào hỏi người lớn. Bé sẽ xem đó là việc làm đối phó khi bị bắt buộc và vì thế lại càng không thoải mái với việc chào hỏi. Chính vì vậy ba mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng chào hỏi đúng cách ngay từ sớm. Dạy trẻ biết chào hỏi, bé sẽ nhận thức được đó là hành động bình thường cần có khi gặp người khác và sẽ thực hiện một cách rất thoải mái, tự nhiên.

Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi như thế nào?

Cách dạy trẻ chào hỏi hiệu quả nhất là ba mẹ phải làm gương cho trẻ. Thay vì áp đặt và thúc ép con “sao không chào”, ba mẹ hãy niềm nở chào mọi người để bé học hỏi theo điều đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng gặp ai cũng hỏi trẻ rằng “con chào cô chú chưa?“, mà luôn chủ động cười thật tươi chào hỏi mọi người. Ba mẹ cũng hãy tập thói quen chào hỏi con mỗi khi đi đâu về hoặc con đi học về.

Khi con không chào hỏi, đừng quở mắng con ngay lúc đó. Hãy về nhà, nói chuyện thật tôn trọng, nghiêm túc với con. Nhắc nhở con tầm quan trọng của việc chào hỏi mọi người. Đó là biểu hiện của sự trọng nhau. Lời chào sẽ giúp mọi người vui vẻ, gần gũi, quý mến nhau hơn. Cứ kiên nhẫn thực hiện như vậy để dạy con ngoan ba mẹ nhé.

Cách dạy trẻ cách chào hỏi mà cha mẹ cần phải biết

Bố mẹ nên chào bé để làm gương cho con

Đứa trẻ nào cũng được bố mẹ dạy cho phép lịch sự chào hỏi, cách chào hỏi người lớn khi gặp người lớn tuổi. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một bạn nhỏ không chào người lớn. Và ngay cả đối với một bạn nhỏ ngoan ngoan, được bố mẹ nhắc nhở, dạy dỗ hàng ngày thì cũng sẽ vẫn có lúc bạn ấy không chào hỏi khi gặp người lớn.

Theo cô giáo Montessori Hà Phương thì khi cách dạy trẻ, một số nguyên nhân thường gặp có thể là do trẻ cảm thấy lạ lẫm và không thực sự yêu thích đối tượng cần phải chào; do trẻ đang bị khó chịu trong người như mệt mỏi, buồn, đang cáu kỉnh… thì chúng cũng sẽ không chào để thể hiện thái độ/cảm xúc cho mọi người biết là mình đang khó chịu; hoặc có thể là do trẻ đang muốn thể hiện bản thân rằng “chào hay không là quyền của con cơ mà!“.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, theo cô Hà Phương, trước hết, bố mẹ cần hiểu là, lời chào là biểu hiện sự tôn trọng lẫn nhau, mà sự tôn trọng luôn luôn phải đến từ hai phía. Vậy thì, thay vì gặp trẻ chờ đợi trẻ chào, hay “ép” trẻ chào, hãy chủ động chào hỏi trẻ trước.

Ví dụ:

  • A, Cô chào Bánh ạ.

(Chờ đợi và không thấy chào lại)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cô chào Bánh, con có muốn chào lại cô không?

(Chờ đợi và vẫn không thấy chào lại)

  • Được rồi, vậy lần sau nhé!

(hết sức vui vẻ, bình thường và khoan dung)

Khi con không chào hỏi người lớn bố mẹ nên làm gì?

  • Không hỏi con, thúc dục con, ép con.
  • Mỗi khi bé ngủ dậy hay đi học về, bạn hãy cười thật tươi và chào bé, hãy nhớ chào cả người lạ đi cùng bé hay bạn bè của bé nữa nhé.
  • Nói chuyện nhiêm túc nhưng thật nhẹ nhàng, vui vẻ với con và giải thích: Lời chào là biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau.
  • Nếu con vẫn không chào người lớn, bạn hãy kiên nhẫn và dạy con từ từ như trên nhé.

Hãy luôn nhớ rằng, dạy trẻ kỹ năng chào hỏi, tôn trọng là một việc cần xuất phát từ bên trong, trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó, tôn trọng không còn ý nghĩa khi nó có sự ép buộc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mẹ Chuu