Yêu thương con đúng cách: Hãy dạy trẻ nằm lòng các kỹ năng cảnh giác với người lạ sau đây!

Tâm lý của bố mẹ Việt Nam khi thấy trẻ làm những việc có thể gây nguy hiểm thường sẽ sợ hãi và tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro. Nhưng lại quên giải thích cho trẻ vì sao lại không được làm như vậy và hậu quả sẽ như thế nào. Để dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ, cha mẹ cần kiên nhẫn từng ngày, chứ không chỉ là dặn dò suông.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ là điều quan trọng khi cuộc sống hiện đại luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy. Đặc biệt là vấn nạn bắt cóc, hay lạm dụng trẻ em vẫn liên tục xảy ra và để lại hậu quả đáng tiếc cho nhiều gia đình. Vì vậy các bậc phụ huynh nên đề cao cảnh giác và dạy cho trẻ những kỹ năng phòng thân ngay từ hôm nay.

  • Tại sao nên dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ từ sớm?
  • Dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ như thế nào?

Tại sao nên dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ từ sớm?

Mới gần đây ngày 19/04/2021, TP. Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận vụ án cưỡng hiếp và sát hại nạn nhân dã man khiến cộng đồng mạng không khỏi phẫn nộ. Đặc biệt, hung thủ lại là hàng xóm gần nhà và còn quen biết với phụ huynh của nạn nhân. Tình tiết này là điều không thể ngờ và để lại sự đau đớn tột cùng cho gia đình người bị hại, khi nạn nhân là một bé gái chỉ mới 5 tuổi.

Trẻ em cần được giáo dục cách đề phòng với người lạ ngay từ bé

Lợi dụng việc trẻ em thích bánh kẹo và đồ vật có màu sắc sặc sỡ, kẻ xấu sẽ dùng thủ đoạn này để lừa trẻ vào nơi vắng vẻ và tấn công. Vấn nạn này vẫn xảy ra thường xuyên khi kỹ năng tự vệ của trẻ rất kém, mà lỗi chính là ở người lớn đã lơ là trong việc dạy con cách cảnh giác trước người lạ ngay từ sớm. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non từ 2 - 6 tuổi hoàn toàn không có khả năng tự vệ và tâm lý trẻ ở lứa tuổi này vốn ham khám phá, lại càng tò mò.

>> Bài viết liên quan:

Rèn luyện kỹ năng an toàn khi du lịch cho bé

6 điều bạn không bao giờ nên ép trẻ làm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ như thế nào?

Tâm lý của bố mẹ Việt Nam khi thấy trẻ làm những việc có thể gây nguy hiểm thường sẽ sợ hãi và tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro. Nhưng lại quên giải thích cho trẻ vì sao lại không được làm như vậy và hậu quả sẽ như thế nào. Điều này lại càng khiến trẻ không thể hiểu những từ chung chung khi bị người lớn mắng như “nghịch dại”, “nguy hiểm” và với tâm lý tò mò trẻ sẽ càng làm ngược lại những gì người lớn răn đe.

Vì vậy khi dạy con ba mẹ cần kiên nhẫn và hướng dẫn con từng chút một. Hàng ngày, có thể cùng con chơi các trò chơi tình huống như lúc lạc đường, khi người lạ rủ cho quà… và giải thích cho con tại sao lại làm như vậy trong từng trường hợp. Ngoài ra, hãy cho bé xem video, đọc những câu chuyện về hậu quả khi không cảnh giác với người lạ.

Không nhận quà hoặc nhận bất cứ đồ vật nào từ người lạ

Trẻ em thường thích thú, mong chờ khi được người khác cho bánh kẹo. Tuy nhiên chúng ta không thể đảm bảo được rằng những món quà đó là an toàn, nhất là từ người lạ không quen biết. Và không ít những trường hợp các bé ăn phải đồ ăn có tẩm thuốc mê đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Dạy trẻ từ chối nhận quà bánh từ người lạ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy đặt tình huống với trẻ, nếu có người lạ cho quà vặt khi không có ba mẹ hay người quen ở đó, con hãy từ chối khéo léo rằng “Cháu không nhận được, bố mẹ cháu không cho phép cháu nhận quà”. Nếu người lạ đó vẫn đi theo bám riết, thì dặn trẻ hãy kêu to và nhờ sự trợ giúp từ mọi người xung quanh.

Dạy trẻ không nên đi theo người lạ trong mọi tình huống

Trong trường hợp trẻ bị lạc, cha mẹ cần dạy trẻ cố gắng bình tĩnh, không khóc lớn hoặc chạy lung tung. Tuyệt đối không được đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói sẽ giúp con tìm đường về nhà. Hãy dặn trẻ nên đứng im tại chỗ và chờ người thân quay lại. Nếu trẻ bị lạc trong khu vui chơi hoặc siêu thị thì dặn bé có thể đến nói với các chú bảo vệ gần đó, hoặc nhờ người bán hàng thông báo lên loa và ngoan ngoãn đứng yên ở đó chờ bố mẹ đến đón.

Đối với các bé lớn hơn, nếu đã có khả năng nhớ số điện thoại thì hãy dạy trẻ học thuộc số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân. Sau đó hướng dẫn trẻ mượn điện thoại của người bên cạnh để gọi bố mẹ đến đón nếu bị lạc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

>> Bài viết liên quan:

5 Lý do tại sao bạn không bao giờ nên ép trẻ phải ôm người khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

AN TOÀN: Trẻ có thể gặp nguy hiểm trong chính ngôi nhà của mình

Không được tin lời người lạ

Trẻ em vốn ngây thơ nên nhiều trường hợp kẻ xấu lợi dụng điểm yếu này và xưng là người quen hoặc họ hàng được bố mẹ nhờ đến đón trẻ. Hãy dặn bé tuyệt đối không được tin lời và đi theo người lạ đó.

Có nhiều trường hợp kẻ xấu rất gian xảo biết được cả tên của bố mẹ và người thân của bé. Để đề phòng kĩ hơn, ba mẹ hãy dặn trẻ báo với cô giáo và nhờ cô gọi điện cho bố mẹ để xác thực lại xem có đúng hay không.

Dạy trẻ bảo vệ cơ thể

Bố mẹ nên dạy cho trẻ hiểu được những bộ phận nào trên cơ thể là "bất khả xâm phạm" và tuyệt đối không để cho người khác động chạm đến, nhất là người lạ. Trừ khi bố mẹ giúp trẻ tắm rửa, làm vệ sinh và đi bác sĩ để khám. Ngoài ra, ba mẹ không nên cho trẻ ở truồng hoặc để con ăn mặc quá hở hang. Nếu không thể đi cùng con thì tuyệt đối không cho con ra ngoài một mình vào buổi tối, nhất là những nơi vắng vẻ.

Tạm kết

Dạy trẻ kỹ năng cảnh giác với người lạ là điều quan trọng khi xã hội hiện đại thường tiềm ẩn nhiều mối nguy. Vì vậy bố mẹ nên giáo dục con ngay từ khi còn nhỏ, chứ không phải đợi đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Để dạy được con, cha mẹ cần kiên nhẫn từng ngày, rất kỳ công chứ không chỉ là dặn dò suông. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho vấn đề nuôi dạy con của gia đình bạn!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hailey Nguyen