Dạy trẻ 1 tuổi thông minh là điều bố mẹ nào cũng muốn. Những bí kíp từ dưới đây sẽ giúp bạn đạt được ước muốn nói trên.
Khi được 1 tuổi, bé bắt đầu phát triển nhận thức về thế giới xung quanh. Bé sẽ có những bước tiến vượt bậc về khả năng vận động như tập đi. Bé cũng dần hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội là tập nói. Nhiều chuyên gia cho rằng giai đoạn 1 tuổi là thời điểm bắt đầu “giai đoạn vàng” cho sự phát triển của trẻ . Sau đây là một số nguyên tắc chung mà bố mẹ không nên bỏ qua để dạy trẻ 1 tuổi thông minh vượt bậc!
Dạy trẻ 1 tuổi thông minh hơn? Hãy tạo môi trường để con phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một trong những kỹ năng phát triển tư duy của trẻ. Muốn nuôi dạy trẻ 1 tuổi thông minh, hãy nói chuyện thật nhiều với con và cho con cơ hội giao tiếp với mọi người.
Mỗi tối, bố mẹ có thể đọc sách cho con nghe. Khi đọc sách cho trẻ, bố mẹ có thể chỉ những đồ vật, con vật trong sách để bé khám phá thêm nhiều điều từ thế giới xung quanh. Khi đang làm việc, nấu ăn, mẹ cũng dùng lời nói mô tả chi tiết hành động mình cho bé nghe. Tập cho bé nói những câu ngắn như “dạ”, “ạ” mỗi khi được nhận quà, chào người lớn.
Tập thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi 1 tuổi
Khi trẻ còn bé cũng là lúc bắt đầu hình thành thói quen của hành động. Càng rèn nề nếp tốt cho con ngay từ sớm sẽ mang lại càng nhiều lợi ích cho bé sau này. Ngay từ khi trẻ 1 tuổi, bố mẹ có thể dạy cho bé những việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày:
– Bỏ bỉm dơ, quần áo dơ của bé vào thùng rác.
– Tự cất đồ chơi để rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng, tự chịu trách nhiệm với món đồ của mình.
– Ăn đúng giờ, đúng bữa, tập tự xúc ăn để tạo thói quen ăn uống tốt.
– Tập cho bé thói quen đánh răng, v..v
Những thói quen này sẽ giúp bé sẽ hình thành tính cách tự tin, độc lập, phát triển tư duy sớm hơn.
Khuyến khích, khen ngợi con thay vì la mắng
Theo các chuyên gia tâm lý, dạy con bằng đòn roi, bạo lực đều là những phương pháp dạy con phản giáo dục. Bé vẫn chưa thể nhận thức được sai sót của mình mà chỉ nhớ đến việc bố mẹ đã đánh đau mình. Khi bé làm sai, bố mẹ nên tỏ thái độ nghiêm nghị và lắc đầu để bé biết rằng mình đang làm sai. Khi bé lớn hơn chút nữa, hãy luôn chỉ ra lý do vì sao bé làm sai để con không phạm lại lỗi đó nữa.
Điều quan trọng nhất là đừng tiết kiệm lời khen và động viên bé. Trẻ con nào cũng rất cần lời động viên và khen ngợi từ bố mẹ, ông bà.
Dạy trẻ 1 tuổi thông minh thông qua các trò chơi kích thích giác quan
Có rất nhiều trò chơi để trẻ phát triển trí tuệ thông qua các giác quan. Một số trò chơi phù hợp với trẻ 1 tuổi như: xếp chồng các khối vuông, bỏ bóng vào hộp có cùng màu sắc, bảng khám phá xúc giác (sensory board), v..v. Không nên ép trẻ chơi nếu con không thích. Thay vào đó bố mẹ nên lựa theo sở thích của bé rồi sau đó mới chuyển sang các trò khác.
Cho trẻ tự chơi một mình
Hầu như những trẻ 1 tuổi đều có thể chơi một mình. Đây cũng là cách để con tự rèn luyện trí óc sáng tạo và thỏa mãn trí tò mò trẻ thơ. Bé cần tập chơi một mình trước để tạo cơ sở tham gia vào các trò tập thể. Do vậy, bố mẹ thỉnh thoảng nên để con tự chơi một mình.
Việc chơi đùa cùng con tuy được khuyến khích. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, đôi khi bé cũng sẽ ỷ lại vào bố mẹ. Vì vậy, người lớn nên cho trẻ không gian riêng và có sự giám sát từ xa. Thời gian trẻ có thể một mình tự chơi theo khuyến nghị sẽ kéo dài khoảng 10 phút. Bé sẽ phát huy khả năng tưởng tượng của mình trong khoảng thời gian ngắn này.
Cho trẻ trải nghiệm thực tế
Bố mẹ nên hạn chế cho con sử dụng smartphone trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dùng smartphone iPad rất có hại cho trẻ. Chúng sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng khả năng biểu đạt ngôn ngữ, nói kém.
Các trải nghiệm thực tế chính là phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất cho con. Ở đó, trẻ sẽ có cơ hội vận động, hiểu biết về thế giới xung quanh. Do vậy, ba mẹ nên cố gắng tận dụng ngày nghỉ để đưa trẻ ra ngoài chơi. Sở thú, công viên, siêu thị, tắm biển… là những lựa chọn rất phù hợp cho cả gia đình.
Việc giáo dục sớm để dạy trẻ 1 tuổi thông minh là mục tiêu của nhiều bậc cha mẹ. Trước tiên hãy thuộc nằm lòng các nguyên tắc được nêu ở trên. Tiếp đó, bố mẹ hãy kiên trì áp dụng chúng như là một “chân lý” trong sinh hoạt hàng ngày. Có như vậy, bố mẹ mới giúp bé dễ dàng tiếp thu và bắt chước theo. Và dần dần, bé sẽ hướng đến sự phát triển trí thông minh toàn diện mà bố mẹ mong muốn.
Xem thêm
Dạy con theo phương pháp Shichida từ 0-3 tuổi
Sai lầm cha mẹ thường mắc phải trong cách dạy con
Chỉ dẫn nuôi dạy con thành công của thầy cô giáo dành cho cha mẹ