Dây rốn liên kết người mẹ với thai nhi, cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Sau đây là 11 sự thật thú vị về dây rốn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Hãy cùng theo dõi nhé!
Dây rốn có nguồn gốc từ đâu?
Dây rốn bắt đầu từ trong cơ thể thai nhi. Khi trứng được thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai phần: một phần phát triển thành phôi thai, phần còn lại hình thành nên nhau thai.
Các tế bào trong phôi thai phát triển, hình thành nên yolk sac. Yolk sac là túi noãn hoàng, là bộ phận nuôi dưỡng bào thai giai đoạn sớm. Vai trò này sẽ mất đi khi bánh nhau xuất hiện và thay thế vài tuần sau đó. Dây rốn phát triển từ trong yolk sac và niệu nang.
Dây rốn của thai nhi có hình tròn, trơn, mềm, là một đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Và dây rốn được nối bởi hai đầu, một đầu sẽ gắn với nhau thai mà nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn sẽ được nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó sẽ là rốn.
11 sự thật thú vị về dây rốn
11 sự thật thú vị về dây rốn
Chúng cuộn thành hình dạng của một lò xo khi phát triển – chỉ có 5% là không như vậy.
2. Chiều dài đa dạng
Chiều dài trung bình ở trẻ sơ sinh đủ tháng là từ 50 đến 60cm, nhưng có thể nằm trong khoảng từ 19 đến 133cm. Những em bé hoạt động tích cực hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai, sợi dây này có khuynh hướng dài hơn.
3. Có nhiều chất nhầy
Chính xác là chất nhầy Wharton’s jelly, giúp bảo vệ các tĩnh mạch và động mạch bên trong không bị đè bẹp hoặc nhăn lại.
4. Dây rốn có thể bị rối
1/3 các em bé được sinh ra với dây rốn rối, thường là quấn xung quanh cổ. Nhưng nó thường không gây ra vấn đề gì. Nếu có vấn đề, thì đó không phải là do “tràng hoa quấn cổ”, như nhiều bà mẹ sợ hãi, mà do oxy cung cấp cho bé bị nghẽn lại. Điều này nhanh chóng được xác định khi các bác sĩ theo dõi nhịp tim của bé trong quá trình chuyển dạ.
5. Là dây cứu sinh của bé
Em bé của bạn giống như một thợ lặn biển, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp oxy bên ngoài. Sợi dây này chứa một tĩnh mạch mang máu giàu dưỡng chất, được bão hòa oxy đến em bé của bạn, và đưa máu thải mang nhiều Co2 ra ngoài.
6. Trì hoãn kẹp dây rốn
Nhiều chuyên gia giờ đây tin vào lợi ích khi chờ dây rốn ngừng đưa máu vào em bé trước khi kẹp nó. Việc trì hoãn kẹp dây rốn giúp giữ hàm lượng sắt cao hơn khi trẻ lớn hơn (thiếu sắt có liên quan đến suy giảm khả năng nhận thức ở trẻ). Vì vậy, miễn là cả bạn và em bé của bạn đều khỏe ngay sau khi sinh, bạn có thể xem xét phương pháp sinh đẻ này.
7. Có thể không cần cắt dây rốn
Còn được gọi là “liên sinh” – là phương pháp “không cắt rốn” cho trẻ sau khi sinh, vì vậy em bé vẫn dính vào nhau thai cho đến khi dây rốn tự rụng ra (thường sau 3 ngày). Tuy nhiên, Royal College of Obstetricians & Gynecologists cho rằng điều này không có lợi ích và mang nguy cơ nhiễm trùng.
8. Nó không có dây thần kinh
Vì vậy, cắt nó không gây đau đớn cho bạn hoặc em bé của bạn.
9. Máu của mẹ và bé sẽ không pha trộn
Nhau thai của bạn vận chuyển dưỡng chất từ nơi này tới nơi khác. Mạch máu của mẹ và bé được ngăn cách ở lớp nhỏ nhất, chỉ dày bằng 2 tế bào. Thậm chí bạn và bé có thể có nhóm máu khác nhau.
10. Bạn không thể lựa chọn “rốn lồi” hãy “lõm” cho bé
Khi kẹp và cắt rốn bé, nữ hộ sinh sẽ kẹp 1 đoạn 2cm từ rốn bé và cắt phần còn lại. Cuống dần dần khô và rụng trong vòng 15 ngày. Nó để lại một nút ‘lồi’ hoặc ‘lõm’ trên bụng, nhưng việc này chúng ta không thể can thiệp được.
11. Bạn có thể hiến tặng dây rốn
Máu trong dây rốn rất giàu tế bào gốc, có thể được sử dụng để chữa bệnh. Bạn sẽ cần phải điền vào mẫu chấp thuận hiến tặng trước khi sinh con.
Để biết chi tiết, hãy truy cập preciouscellsmiracle.com. Để tìm hiểu xem bệnh viện nào hiện đang cung cấp dịch vụ thu gom cho Ngân hàng tế bào gốc NHS, hãy truy cập nhsbt.nhs.uk/cordblood
Nguồn: www.motherandbaby.co.uk
Theo: https://vn.theasianparent.com
Các bài viết liên quan
- Ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh: Mẹ có biết con đang muốn nói điều gì?
- 5 cách đơn giản này sẽ giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ
- 11 bức ảnh nghệ thuật sống động về nhau thai của bé sơ sinh
- Ngứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng – có thể là ứ mật thai kỳ!