Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm không, làm cách nào gỡ dây rốn cho bé?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ bầu cần đi khám thai đều đặn và theo dõi tình trạng thai máy thường xuyên.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ khi mang thai tháng cuối

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24 – 26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Theo các bác sĩ sản khoa cho rằng nguyên nhân chính gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi là sự di chuyển quá mức của bé yêu trong túi ối.

Mặt ngoài dây rốn được bảo vệ bởi một lớp sáp mềm, dẻo và trơn được gọi là thạch Wharton. Lớp sáp này có tác dụng giữ không cho dây rốn bị thắt nút, quấn quanh cổ hay chân tay… thai nhi khi bé cưng cử động, luồn lách hay nhào lộn trong bụng mẹ.

Nếu dây rốn không đủ mềm, lớp sáp không đủ trơn sẽ dẫn đến việc gia tăng nguy cơ dây rốn bị thắt nút hay quấn quanh cổ, tay chân thai nhi, …

Hầu hết các bác sĩ đều cho đây là hiện tượng bình thường. Vì thế, nếu có nghe bác sĩ nói con bị dây rốn quấn thì mẹ cũng không nên quá hoang mang. Bác sĩ sẽ cảnh báo nếu trường hợp của mẹ là nguy hiểm.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm không?

tuần thứ 38, thai nhi thường đạp nhiều và hoạt động thường xuyên hơn so với các tuần thai trước đó. Lượng nước ối của tuần này cũng ở mức đáng kể (1000ml). Đây đều là những nguyên nhân khiến thai nhi dễ bị dây rốn quấn cổ 1 vòng.

Với câu hỏi, dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 có nguy hiểm không, bác sĩ sản khoa cho rằng không nên lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên đi khám thai vào các tuần cuối và siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.

Mặc dù các biến chứng ít xảy ra nhưng mẹ vẫn nên hiểu rõ về những nguy cơ mà thai nhi có thể gặp phải như sau:

  • quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi có thể bị cản trở, làm thai nhi có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu.
  • trường hợp dây rốn quấn cổ chặt sẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng máu nuôi thai nhi, có khi gây tử vong cho thai nhi.
  • khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể khiến đầu thai nhi cúi không tốt, khả năng sinh thường sẽ trở nên khó khăn hơn
  • trong quá trình chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật, chân tay run…

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 38 - Mẹ bầu nên làm gì?

Dây rốn có thể quấn cổ thai nhi 1 vòng hoặc 2,3 vòng quanh cổ thai nhi tùy từng trường hợp. Phổ biến nhất là quấn 1 vòng. Mẹ bầu nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong lịch khám - lịch siêu âm thai định kỳ vì hiện tượng này không đáng ngại. Ngoài ra, tình trạng này cũng đã được chứng minh laf có tác động rất ít tới nguy cơ chết non của thai nhi khi sinh.

Song song với việc đi khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ, mẹ bầu có thể áp dụng thêm một số cách sau để giúp thai nhi cải thiện tình trạng này:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Theo dõi cử động của thai nhi

  • Mỗi ngày, mẹ bầu hãy chọn cùng một thời điểm để dễ dàng trong việc theo dõi và đánh giá những thay đổi nếu có trong một khoảng thời gian dài, thường là sau khi ăn tối, tốt nhất là đếm số lần thai máy sau ăn no và sau khi đã đi tiểu trước khi đếm.
  • Nên đếm thai máy cử động thai 2 – 3 lần trong ngày, vào những giờ cố định. Khi thai ngủ, số lần thai máy sẽ giảm hoặc không có. Thời gian thai nhi ngủ khoảng 20-40 phút, thông thường không quá 90 phút.
  • Thai nhi khỏe khi có hơn 4 lần cử động mỗi giờ.

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, việc theo dõi cử động như hướng dẫn trên đây là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo bé được an toàn cho đến khi chào đời.

2. Nằm nghiêng bên trái

Khi thai nhi đang có dây rốn quấn cổ, mẹ cố gắng duy trì tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái để cải thiện tình trạng thiếu dưỡng khí ở thai nhi. Đồng thời tư thế này cũng sẽ giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai.

Một điều quan trọng nữa là mẹ bầu nên cố gắng nghỉ ngơi thư giãn, không lo lắng quá nhiều về vấn đề dây rốn quấn cổ thai nhi. Cùng với đó, nếu cảm thấy có bất kỳ bất thường nào, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ khám thai sớm nhất có thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương