Chuyên gia tâm lý trẻ em gợi ý cách dạy con về lòng vị tha theo từng độ tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong thời đại đầy rẫy sự chia sẻ, thiên vị, ghét bỏ nhau luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng cho con mình về việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ biết yêu thương, dạy con về lòng vị tha, tránh xa những cảm xúc ghét bỏ và thù hận?

Hãy cùng tham khảo các cách hướng dẫn theo độ tuổi dưới đây từ chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em.

Cách dạy con về lòng vị tha ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi

Trong những năm đầu tiên, nhiệm vụ của bạn là đặt nền tảng tích cực cho bé, hãy giải quyết sự ghét bỏ bằng cách nuôi dưỡng lòng từ bi và lòng khoan dung cho trẻ. May mắn thay, con bạn có một khởi đầu: sự ngây thơ.

David Schonfeld, MD, giáo sư nhi khoa tại Đại học Nam California và Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles cho biết, những đứa trẻ sẽ có nhận thức khác nhau nhưng từ khi sinh ra chúng chưa có suy nghĩ vềphân biệt chủng tộc, giới tính hay sắc tộc nào cả. Trong tâm trí của trẻ hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử.

Vậy cha mẹ nên làm gì?

Hãy để cho trẻ tiếp xúc với các cộng đồng dân tộc để việc khác biệt sẽ không có trong thế giới quan của chúng. Nếu con bạn ít tiếp xúc hoặc chưa từng được nhìn thấy những người khác mình thì hãy cho chúng xem phim, tiếp xúc với chủng tộc, dân tộc khác thông qua đồ ăn thức uống.

Đề nghị các giáo viên của trẻ giảng dạy các chương trình đa văn hóa. Nói tiếng mẹ đẻ cho bé nghe nếu bạn biết được hai thứ tiếng hoặc khuyến khích con mình học một ngôn ngữ khác.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago năm 2014 đã chỉ ra rằng những đứa trẻ nghe nhiều ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày sẽ chấp nhận những người có ngôn ngữ khác với mình nhiều hơn, đó là bước đệm cho tinh thần chấp nhận rộng hơn.

Bạn không cần phải giảng bài cho một đứa trẻ ở tuổi này về những tác hại của sự cố chấp. Nhưng nếu cần có một cuộc trò chuyện hãy cứ nói với chúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy con về lòng vị tha từ 6 đến 8 tuổi

Ở độ tuổi này, việc thảo luận với bé về sự ghét bỏ trở nên dễ dàng và rõ ràng hơn nhưng đừng quan trọng hóa vấn đề này.

Allison Briscoe-Smith, tiến sĩ tâm lý học lâm sàng ở Berkeley, California, chuyên nghiên cứu về vấn đề chấn thương ở trẻ em và nghiên cứu về cách trẻ em hiểu về chủng tộc phát biểu: “Những đứa trẻ nhỏ rất dễ hài lòng với những gì công bằng và không công bằng. Đó là một cơ sở vững chắc để thảo luận về sự bất công.”

Hãy để con bạn là người hướng dẫn của bạn. Trẻ em ở độ tuổi này có thể nói lên cảm xúc của mình, vì vậy, trách nhiệm điều khiển cuộc trò chuyện không thật sự cần thiết và không nên hoàn toàn dựa vào bạn.

Bác sĩ Briscoe- Smith khuyên là “Hãy hỏi trẻ làm thế nào mà chúng hiểu những gì mình nghe được”. Mọi người nói gì ở sân chơi? Bọn trẻ đã xem gì trên tivi? Bạn có thể giữ cuộc trò chuyện ở mức độ phù hợp với sự an tâm, trung thực và chi tiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý:

Đừng làm quá mọi chuyện, hãy nói đơn giản, ngắn gọn và trung thực nhất có thể với bé. Đừng hứa hẹn chuyện xa vời vì nó sẽ làm cho bé lo sợ về việc sắp xảy ra và nhận ra bạn không nghiêm túc với vấn đề của trẻ.

Thay vào đó hãy nói với con mình rằng bạn yêu chúng rất nhiều và sẽ có những người lớn bên cạnh chăm sóc yêu thương và bảo vệ chúng.

Cách dạy con về lòng vị tha, yêu thương ở độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi

Các nhà tâm lý học trẻ em nói rằng việc giúp trẻ xử lý các sự kiện đáng sợ đã trở thành một nhiệm vụ rất khác trong những năm gần đây. Sự phổ biến của công nghệ mang đến cho trẻ em sự tiếp xúc chưa từng có đối với thông tin mà chúng không thật sự có ý nghĩa với việc trưởng thành của trẻ.

Lời khuyên đưa ra tuy dễ mà không dễ: hãy tắt tivi, đừng cho trẻ tiếp xúc với các hình ảnh bạo lực, chết chóc. Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp trẻ sẽ vô tình  bắt gặp các hình ảnh đó trên điện thoại, đâu đó ở các màn hình công cộng.

Thế nên điều quan trọng là phải giúp trẻ hiểu những gì chúng nghe và nhìn thấy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở độ tuổi teen 

Khi trẻ chuyển từ giai đoạn thiếu nhi sang thanh thiếu niên và thanh niên, chúng được củng cố nhận thức về bản sắc, đặt nền tảng cho con người mà chúng sẽ trở thành.

Đây là độ tuổi mà chúng sẽ bắt đầu nổi loạn, nhiều trẻ sẽ chọn một cuộc sống chấp nhận, từ bi và tôn trọng đồng loại nhưng cũng có những trẻ chọn một hướng đi ngược lại, ưu tối hơn.

Vậy cha mẹ nên làm gì?

Nếu bạn chứng kiến con mình có những suy nghĩ thiên vị và dùng những ngôn từ ghét bỏ thì dù trực tiếp hay gián tiếp bạn cũng nên can thiệp vào. Hãy để cho chúng thời gian để thư giãn và suy nghĩ về hành động của mình, gợi ý đi bộ và nói chuyện phiến với chúng sẽ có ích, hãy giữ cho cuộc nói chuyện luôn cởi mở nhưng hướng đến câu chuyện về sự thiên vị hoặc định kiến sẽ không tốt thế nào.

Hãy đề cập đến sự tôn trọng hoặc là theo hướng “bố mẹ đã từng nghĩ thế này nhưng sau khi đọc được sách A hoặc học được điều B bố mẹ nhận ra rằng…”.

Có lẽ bạn sẽ thấy chúng chẳng thèm để ý lời của mình nói, nhưng không đâu, sự thật là chúng vẫn nghe và để tâm đến những điều đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tất nhiên điều này cũng không hề dễ dàng, bởi vì rốt cuộc trẻ có thể mắc phải sai lầm và vấp ngã rồi sau đó gây ra vài rắc rối. Nhưng điều quan trọng là hãy lắng nghe bản năng của bạn, mỗi một đứa trẻ đều có hoàn cảnh sống, tư duy khác nhau và phụ huynh của chúng cũng vậy.

Kết luận

Không có một khuôn mẫu nào nhưng hãy cho chúng biết rằng bạn luôn ở bên chúng khi chúng gặp khó khăn, hãy cố gắng phát hiện ra những hành động bất thường, buồn bã, lo âu ở trẻ để từ đó trao đổi, chuyện trò để giải tỏa tâm lý cho chúng.

Những cuộc trò chuyện này có thể không thoải mái, nhưng chúng sẽ cần thiết. Như Tiến sĩ Schonfeld từng  nói, chúng ta không thể dạy cho con mình những điều dễ dàng, điều chúng ta cần dạy chúng là những gì quan trọng nhất.

Theo Parents 

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương