6 kỹ năng phụ huynh cần biết để nuôi dưỡng bé trai mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con trai mạnh mẽ là ước muốn và mối quan tâm lớn của nhiều phụ huynh, bên cạnh việc mong con lớn lên mạnh khoẻ, vui vẻ và hạnh phúc. Cùng với sự phát triển về mặt thể chất, bố mẹ đừng quên rằng trẻ cũng cần được tôi luyện về tinh thần để có thể mạnh mẽ, độc lập về tư duy, tạo tiền đề cho việc trở thành một người đàn ông cứng rắn, có trách nhiệm trong tương lai.

Dưới đây là những kỹ năng bố mẹ cần luyện tập cho con để giúp bé trai trở nên mạnh mẽ:

1. Kỹ năng tự vệ và bảo vệ người khác

Để một đứa trẻ có thể trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn, điều đầu tiên chính là chỉ cho bé nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân và biết đứng lên vì người khác trong trường hợp cần thiết. Hãy dạy cho trẻ khi nào có nên thái độ mạnh mẽ, phản ứng với hành động không tốt; khi nào cần bình tĩnh, rời đi trước những lời khiêu khích. Đừng quên nhắc nhở bé rằng từ chối xung đột không có nghĩa là mềm yếu, có sức mạnh cũng không phải dùng để bắt nạt người khác.

2. Chơi một môn thể thao có tinh thần đồng đội

Cho trẻ học một môn thể thao là một gợi ý phụ huynh nên cân nhắc vì không chỉ có thể giúp con khỏe mạnh. Chơi thể thao còn là một cơ hội để trẻ sớm học được tinh thần đồng đội, sự quyết tâm, nỗ lực theo đuổi mục tiêu, biết thế nào là “chơi đẹp”, thế nào là ứng xử “thượng võ” với đối thủ… Những tố chất này là điều hết sức cần thiết cho sự phát triển nhân cách của một bé trai. Môn thể thao chọn cho bé trai nên có yếu tố mạnh mẽ và phối hợp đồng đội như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, võ thuật,…

Môn thể thao có tính đồng đội giúp trẻ hình thành được bản lĩnh từ sớm

3. Biết chấp nhận thất bại và đứng lên giành lấy thành công

Thất bại là điều dễ dàng quật ngã sự tự ái của đàn ông. Thất bại có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của một bé trai hơn một bé gái. Chính vì vậy, dạy con trai mạnh mẽ, bạn cần giúp con nếm trải và đương đầu với thất bại từ rất sớm. Cho con thấy thất bại không là điều dễ sợ như con tưởng. Đó chỉ là thử thách và thành công vẫn đang đợi con khi con đứng dậy.

Bạn có thể chia sẻ với con chính những thất bại của mình. Không cần giữ hình tượng “người hùng” với trẻ. Những câu chuyện chân thật của bạn: “Hồi đó, bố từng đá bóng rất kém!”, “Lúc bằng tuổi con, bố thậm chí không làm được như con thế này đâu!” sẽ khiến con trai bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đối đầu cùng thất bại - điều mà bé không thể tránh được ở trên đời. Thông qua đó, trẻ cảm nhận được hương vị “không dễ dàng” của chiến thắng, cũng như việc nỗ lực là không thể tránh khỏi, kể cả cách tự đứng dậy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Công nhận thành quả của con, không so sánh với người khác

Mọi đứa trẻ, bất kể giới tính, đều muốn trở nên thật hấp dẫn và giỏi giang. Vì vậy cha mẹ ngoài việc rầy la khi trẻ sai thì cũng đừng quên nói lời khen khi con đạt được thành quả. Những lời công nhận có sức mạnh hơn tất thảy và trẻ trở nên tự tin hơn, không lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn trong tương lai. Ngoài ra bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về sở thích của con, việc ủng hộ này sẽ thúc đẩy tự tin của bé và khiến các bé trai trở nên mạnh mẽ hơn. Đồng thời cũng đừng so sánh con với con nhà người ta, sự tổn thương khi bị chê yếu kém sẽ làm con tự ti và yếu đuối hơn.

5. Kỹ năng sống chứng tỏ bản lĩnh đàn ông

Tuỳ độ tuổi bố mẹ có thể rèn con các kỹ năng tự lập cần thiết

Một người đàn ông mạnh mẽ cần có bản lĩnh gánh vác, là chỗ dựa cho cả gia đình trong tương lai, hoặc ít nhất là sống thật tốt cuộc sống của mình không phụ thuộc ai. Vì vậy ngay từ khi con còn nhỏ, tuỳ vào độ tuổi, sức lực và sự phát triển của con mà bố mẹ nên luyện tập những kỹ năng cần biết như sơn một cánh cửa, đóng một cây đinh, vặn chặt các con ốc vít, tìm cách sửa một số thiết bị hư hỏng trong nhà, lắp ráp hoặc sửa chữa một số chi tiết đơn giản của chiếc xe đạp, kể cả thay bóng đèn và các thiết bị điện gia dụng (nếu bé đã trên 12 tuổi) .

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài những kỹ năng “thuần” cho con trai này, bạn cũng nên dạy trẻ giúp mẹ việc nhà như rửa chén, quét nhà, gấp quần áo, tự dọn dẹp phòng. Đây đều là những kỹ năng sống cơ bản cần thiết để một bé trai trở nên mạnh mẽ, độc lập, có thể tự chăm sóc bản thân.

6. Biết tôn trọng phái yếu và yêu thương gia đình

Dạy con biết yêu thương phái nữ, luôn bảo vệ và nhường nhịn người khác

Một bé trai sẽ là một người đàn ông trụ cột sau này. Cách con đối xử thế nào với gia đình mai sau phụ thuộc rất nhiều vào cách uốn nắn, dạy dỗ từ thơ bé. Con trai thường chịu ảnh hưởng từ bố, đặc biệt trong cách đối xử với giới khác. Ngoài ra, người bố không nên sử dụng bạo lực trong gia đình. Bạn cần giúp con ý thức được rằng “mạnh” nghĩa là bảo vệ và chở che chứ không phải là chèn ép hay bắt nạt người yếu thế.

Dạy con giúp đỡ nhường chỗ cho người già yếu, bệnh tật, lịch sự với phái nữ. Bố có thể làm gương cho con như chủ động xách giúp vợ các vật nặng, luôn nói con hỏi xem mẹ có mệt không, luôn dạy con cách nhường nhịn một chút cho em gái… trẻ sẽ dần dần xác lập được rất rõ vai trò “che chở”, “bảo vệ” của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con trai mạnh mẽ là vấn đề quan trọng, nhưng song song đó bố mẹ cũng nên chú ý rèn luyện theo kỹ năng, sở thích của con, đừng ép con theo ý mình.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham