Dạy con tính trung thực: Bố mẹ không nên nói dối trẻ lúc nhỏ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ thường trêu và dọa trẻ rằng “Nếu con mà hư thì chú công an sẽ đến bắt con”. Nghe thì có vẻ vô hại nhưng sự thật thì những lời nói dối này của bố mẹ có thể ảnh hưởng rất lớn đến trẻ khi lớn lên. Và khiến cho việc dạy con tính trung thực khó khăn hơn.

Người lớn càng lừa trẻ nhiều, trẻ sẽ càng nói dối khi lớn lên

Nghiên cứu mới của Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) cho thấy tật nói dối của trẻ bắt nguồn từ những câu nói dối của bố mẹ lúc trẻ còn nhỏ. Nhóm nghiên cứu này đã khảo sát 379 thanh niên Singapore. Khảo sát xoay quanh việc bố mẹ thường dọa và nói dối họ những gì khi họ còn bé. Hiện giờ họ hay nói dối gì với bố mẹ. Và cách họ đối mặt với quá trình trưởng thành như thế nào.

Kết quả nhận được rất đáng chú ý. Nếu bố mẹ của những thành niên này càng nói dối nhiều với họ khi còn nhỏ thì khi lớn họ càng có xu hướng nói dối nhiều hơn. Những thanh niên bị bố mẹ lừa dối nhiều cũng gặp nhiều khó khăn về tâm lý và xã hội hơn. Họ thường thấy khó khăn trong việc phán đoán tình huống, xử lý vấn đề, không biết thế nào là xấu hổ, ích kỷ hay lừa lọc… Những thanh niên này còn có tính cách gây hấn và thiếu quy tắc hơn những người khác.

Chủ nghiên cứu – ông Setoh Peipei cho biết: “Các phụ huynh thường nói dối trẻ cho xong việc và tiết kiệm thời gian giải thích về những vấn đề phức tạp. Dù phụ huynh thường dạy trẻ rằng ‘Thật thà là đức tính cao đẹp nhất’, nhưng họ lại hành động ngược lại. Điều này khiến đứa trẻ tiếp nhận thông tin một cách mâu thuẫn và gặp khó khăn khi lớn lên”.

Dạy con tính trung thực như thế nào?

Xây dựng quy tắc trong gia đình về sự trung thực

Tạo ra những quy tắc của gia đình một cách rõ ràng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trung thực từ mỗi thành viên trong gia đình. Phải đảm bảo rằng những đứa con bạn phải hiểu được những giá trị và mong đợi của bạn về sự trung thực

Bố mẹ hãy là hình mẫu về sự trung thực

Hãy tạo ra một hình mẫu về cách cư xử mà bạn muốn nhìn thấy từ các con của bạn. Có nghĩa là trung thực mọi lúc mọi nơi để có thể dạy con tính trung thực dễ dàng hơn.

Không đẩy trẻ vào tình huống phải nói dối

Đôi khi chính cha mẹ cũng muốn thử xem con mình có nói dối hay không và việc này vô tình khiến trẻ rơi vào tình huống "phải" nói dối. Hãy thử dùng những câu nói khích lệ, thay vì bắt bẻ và bóc trần con. Khiến con sợ nói thật.

Khích lệ con trung thực

Trẻ có xu hướng che giấu đi những lỗi lầm khi làm sai vì sợ bố mẹ cáu giận. Việc trẻ nhận lỗi chứng tỏ sự can đảm và dũng cảm rất lớn. Vì vậy cha mẹ hãy mở lòng và lựa chọn các ứng xử phù hợp hơn như khích lệ, động viên con và nhắc nhở con cẩn thận hơn cho lần sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con tự chịu trách nhiệm

Khi trẻ làm sai gì đó, thay vì tiếp tay cho con để lấp liếm hành động, bố mẹ nên để trẻ tự chịu trách nhiệm. Ví dụ như biết là khi trẻ quên làm bài tập sẽ khiến cô giáo la rầy, nhưng mẹ không nên “vẽ đường cho hươu chạy” bằng cách dạy con lừa cô giáo. Bố mẹ nên dạy con nhận lỗi với cô và hướng dẫn con sửa sai để không mắc lỗi nữa. Đây là một trong những biểu hiện của dạy con tính trung thực

Lắng nghe và thấu hiểu con

Bố mẹ đôi khi kỳ vọng quá nhiều và đẩy những mong muốn của mình lên con trẻ. Nhưng không phải trẻ nào cũng có khả năng đáp ứng được hết yêu cầu của bố mẹ. Do đó, bố mẹ nên học cách lắng nghe con, hiểu con có tài năng ở lĩnh vực gì để khuyến khích con phát triển.

Đừng ép con làm những thứ con không thích hoặc không có khả năng. Điều này chỉ khiến con tập thói quen lấp liếm và nói dối để chiều lòng bố mẹ.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Momaya