Tại sao cha mẹ không nên ép buộc con chia sẻ với em nhỏ tuổi hơn hay với người khác?

Hầu hết các bậc cha mẹ đã ở trong tình huống không thoải mái khi con mình từ chối chia sẻ đồ chơi với một đứa trẻ khác tại sân chơi hoặc trong giờ chơi. Cha mẹ sẽ ngồi đó và cố gắng dỗ con mình từ bỏ món đồ mà con đang thưởng thức vì một đứa trẻ khác thích nó. Đây có phải là hành động đúng đắn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con chia sẻ có nên không? Chia sẻ là tốt nhưng nếu dạy con sai cách, bé có thể có cái nhìn lệch lạc về vấn đề này, từ đó dẫn đến hành động sai. Ba mẹ cần chú ý quan sát và dạy bé chia sẻ đúng cách.

Nội dung bài viết:

  • Tại sao nên dạy con chia sẻ?
  • Ép con chia sẻ sẽ cung cấp 1 thông điệp sai
  • Cung cấp thông tin để bé học cách chia sẻ đúng đắn
  • Dạy bé thương lượng
  • Khuyến khích bé tự điều chỉnh

Tại sao chúng ta phải làm việc này?

Một trong những nguyên tắc của giáo dục mầm non là dạy trẻ chơi tốt với nhau, điều mà nhiều bậc cha mẹ cho rằng có nghĩa là dạy trẻ chia sẻ. Nhưng, mục đích dạy trẻ em chia sẻ là gì? Có phải chúng ta luôn nghĩ rằng dạy trẻ em học chia sẻ sẽ giúp con là đứa trẻ ngoan? Và có phải chúng ta luôn muốn đào tạo những đứa trẻ của mình lớn lên thành những người hào phóng bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu của người khác không?

Trẻ cần hiểu đúng về chia sẻ (Nguồn ảnh: vnexpress)

Hay chỉ là ai cũng dạy con như thế, con phải làm thế để là đứa trẻ ngoan trong mắt người lớn, và vì vậy muốn con là đứa trẻ ngoan cha mẹ ép buộc dạy con như thế, cũng như bao cha mẹ khác, và cho thấy rằng chúng ta đang tuân theo các quy tắc xã hội và để đảm bảo người xung quanh không nghĩ rằng chúng ta là bậc cha mẹ không dạy con của mình?

Trong những năm đầu hình thành, trẻ đang học cách đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các khái niệm chia sẻ, cho vay và vay mượn quá phức tạp đối với trẻ nhỏ. Trẻ mới biết đi chưa phát triển sự đồng cảm và không thể nhìn mọi thứ từ góc nhìn của một đứa trẻ khác.

Buộc con bạn chia sẻ không dạy các kỹ năng xã hội mà chúng ta muốn trẻ mới biết đi biết; thay vào đó, nó có thể gửi nhiều thông điệp tệ hại đến trẻ và có thể làm tăng tần suất trẻ khóc lóc, nổi giận...

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4 kiểu cha mẹ nuôi dạy con cái – Hãy cùng xem bạn thuộc tuýp cha mẹ nào?

Ép con chia sẻ sẽ cung cấp một thông điệp sai

Theo Tiến sĩ Laura Markham từ Ahaparenting.com, thay vì dạy trẻ tự nói lên, ép con chia sẻ thực sự dạy một số bài học sai, chẳng hạn như:

  • Khóc thật to sẽ giúp một đứa trẻ có được những gì chúng muốn. Trẻ sẽ thấy, ồ bạn kia khóc to nên mẹ kêu mình đưa đồ chơi cho bạn ấy, lần sau mình phải khóc to hơn. Thông điệp hoàn toàn sai!
  • Cha mẹ chịu trách nhiệm về việc ai sẽ nhận được những gì và khi nào họ nhận được nó. Ồ mình chả có quyền gì cả, mẹ cứ ép mình mãi...
  • Trẻ em phải luôn luôn làm gián đoạn những gì chúng đang làm để đưa thứ gì đó cho đứa trẻ khác chỉ vì đứa trẻ kia yêu cầu. Lúc nào mình tập trung, mẹ cũng bảo dừng và đưa cho người khác...

Không được ép buộc trẻ phải chia sẻ (Nguồn ảnh: vnexpress)

Đây không phải là những thông điệp mà chúng ta muốn con nhận được, vì điều chúng ta - bậc cha mẹ đang muốn là dạy con chia sẻ cơ, nhưng thật không may, khi bị buộc phải chia sẻ, đây thường là những gì trẻ em có thể nhận được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cung cấp cho con các công cụ để học chia sẻ một cách đúng đắn

Cha mẹ có thể làm gì thay vì ép con cái chia sẻ? Tiến sĩ Markham nói rằng trẻ em cần được cung cấp các công cụ để xử lý các tình huống này và công việc của cha mẹ là phải hướng dẫn và cung cấp những kỹ năng này cho con.

Mục tiêu là để con biết xoay vòng, tính lần lượt trước. Khi một đứa trẻ khác có một món đồ mà con muốn, hãy kiên nhẫn giải thích, cung cấp từ ngữ cho con, và giúp con kiên nhẫn chờ đến lượt. hoặc con có thể lên tiếng hỏi mượn, thương lượng.

Dạy trẻ em thương lượng

Bằng cách dạy trẻ sử dụng lời nói, biện hộ cho bản thân và giải quyết mọi việc với những đứa trẻ khác, chúng tôi đang dạy chúng những kỹ năng sống quan trọng.

Trẻ em không cần phải nói khi hết giờ và không cần phải chia sẻ ngay đồ chơi của mình với người khác. Nếu người lớn luôn nhảy vào hoặc đặt ra giới hạn, trẻ em sẽ mất khả năng học hỏi từ kinh nghiệm. Trẻ em cần học cách tự lên tiếng một cách tử tế và tôn trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể quan tâm:

Tuyệt chiêu dạy con 1-3 tuổi theo cá tính riêng của bé – Cha mẹ cần nằm lòng!

Khuyến khích tự điều chỉnh - Cách dạy con chia sẻ tự nhiên nhất

Trẻ em có thể chơi tự do, cảm thấy thỏa mãn với trải nghiệm của mình và sau đó có thể tặng đồ chơi khi chúng kết thúc.

Phương pháp này khuyến khích sự tự điều chỉnh, kỷ luật tự giác và khả năng biết khi nào mình cảm thấy hài lòng. Nó cũng thúc đẩy sự hào phóng.

Khuyến khích bé tự điều chỉnh để thấy vui vẻ hơn (Nguồn: vnexpress)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những đứa trẻ thích làm cho những đứa trẻ khác hạnh phúc, và khi chúng có thể làm điều đó vào thời gian riêng của chúng chứ không phải khi chúng bị ép buộc, chúng học cách trở nên tử tế và cho đi.

Dạy trẻ cách yêu cầu một lượt xoay vòng, cách chờ đợi và cách thay phiên là một kinh nghiệm học tập. Khi trẻ không bị buộc phải chia sẻ, kết quả cuối cùng là một đứa trẻ học được sự kiên nhẫn và đồng cảm và một người, sẽ có thể xử lý các tình huống phức tạp hơn về mặt cảm xúc khi chúng lớn lên.

Làm thế nào để trẻ tự nguyện chia sẻ?

  • Tôn trọng quyền sở hữu của trẻ: Điều kiện tiên quyết để trẻ sẵn sàng chia sẻ là người lớn tôn trọng quyền sở hữu của con. Trước khi muốn cho ai đó mượn đồ của bé, ba mẹ phải hỏi ý kiến bé và tôn trọng quyết định của bé
  • Cho trẻ cơ hội trải nghiệm niềm vui chia sẻ. Trẻ mới đầu có thể không hiểu được định nghĩa này và sẽ chống đối. Cần để trẻ hiểu rằng, khi có bạn chơi cùng, niềm vui sẽ nhân lên và các bạn sẽ vui khi chơi cùng nhau
  • Khuyến khích trẻ chơi lần lượt, thay phiên nhau. Bé sẽ hiểu rằng đồ chơi của bé không bị mất đi mà tất cả sẽ có cơ hội thử chơi đồ chơi của bạn khác.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

MeKrobis