Dạy con cách chơi độc lập như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé con lúc nào cũng quấn quít và bám dính lấy bố mẹ sẽ không tốt cho sự phát triển kỹ năng độc lập của con. Hãy cùng tìm hiểu dạy con cách chơi độc lập như thế nào nhé!

Tại sao nên để trẻ chơi độc lập?

Có nhiều lý do tại sao bạn không nên chơi cùng với con mà hãy để con tự chơi. Trước hết, bởi vì đối với chúng ta, trò chơi của các bé khá buồn tẻ vì chúng thường đơn giản. Hơn nữa, khi chúng ta còn bé, bố mẹ của chúng ta cũng thường bận rộn với công việc, để ta chơi đùa một mình, mà ta vẫn khôn lớn, trưởng thành đấy thôi.

Đứa bé nào cũng thích cảm giác cha mẹ ở xung quanh, được cha mẹ yêu thương, chăm chút. Nhưng chúng cũng nên hiểu cha mẹ có nhiều công việc quan trọng cần phải làm hơn là mất thời gian với trẻ chỉ để cho chúng không buồn chán. Nếu trẻ thấy buồn chán, chúng cần tự mình chơi, chứ không nên đòi hỏi bố mẹ phải chơi cùng.

Khi bạn cho con tự chơi, chúng sẽ tự biết cách làm bạn, đùa vui với nhau. Nếu trẻ không phá phách hoặc đánh nhau, thì bạn không cần bận tâm quá tới chúng.

Dạy con cách chơi độc lập

Hướng dẫn con lúc đầu

Các con chắc chắn sẽ lo lắng khi phải tự chơi một mình, vì bé không biết phải làm gì bây giờ, bé cần có người hướng dẫn. Con có thể chẳng biết phải làm thế nào để lắp ráp bộ lego này hay mặc cho búp bê chiếc váy mới.

Vì thế mẹ hãy chỉ cho con biết cách làm cho các miếng lego ráp vào nhau, cách con quan sát hướng dẫn lắp ráp lego (như một tấm bản đồ vậy), và khuyến khích con thử các biện pháp con có thể nghĩ ra (nếu con không lắp được xe kéo thì con có thể lắp xe tải sẽ đơn giản hơn, ví dụ thế). Một khi các con đã có thể hoàn thành một món lego, con sẽ có hứng thú với những món còn lại, vì các con tin rằng chúng có thể làm được ngay cả khi không có cha mẹ kế bên.

Đừng rời bỏ con

Cho dù các bé có thể chơi một mình, thì con cũng sẽ không thấy hạnh phúc khi chơi một mình đâu mẹ ạ. Thế nên đừng bao giờ bỏ con lại với đống đồ chơi của con. Bất cứ khi nào có thể, mẹ hãy cố gắng hoàn thành những việc riêng của mẹ, nhưng trong tầm mắt của con.Nếu mẹ muốn thưởng thức một tách trà, hãy mang trà ra phòng chơi và ngồi xuống cùng với con. Bé sẽ để mẹ được tự do thưởng trà, còn bé sẽ bận rộn với đống đồ chơi của riêng bé đồng thời bé sẽ rất vui vì mẹ ở bên cạnh.Hoặc nếu mẹ muốn đọc sách, hãy rủ con chơi trên ghế hay trên giường, kế bên mẹ. Con sẽ ngoan ngoãn với đồ chơi của con, để mẹ yên tâm đọc sách.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng mang hết đồ chơi cho con cùng một lúc

Nếu bạn đang có con tầm trên dưới 18 tháng tuổi, bạn cần cung cấp đồ chơi cho con một cách từ từ, nhỏ giọt. Bởi vì nếu mẹ cho con ngồi giữa đống đồ chơi mà con có, con sẽ mất hứng thú nhanh chóng. Do đó, mẹ hãy đưa ra một hoặc hai món đồ chơi thôi, khi nào con chán, mẹ lại cất hai món đó đi và cho con chơi hai ba món khác. Các bé chắc chắn sẽ khai thác triệt để công dụng của từng món đồ chơi một, chứ không “cả thèm chóng chán” nếu có quá nhiều đồ chơi vây quanh.

Nếu mẹ thấy con có vẻ sắp chán món đồ này rồi, nhưng vẫn quan tâm, mẹ hãy khuyến khích con tập trung với món đồ đó bằng cách nói một câu gợi mở, đại loại như: “Ôi, con nhìn xem này, con có thể xếp màu xanh lên màu đỏ, rồi lần lươt các màu khác xem con có tất cả bao nhiêu màu khác nhau?”. Như thế bé sẽ lại tìm thấy sự hứng thú mới với món đồ chơi của mình.Đối với trẻ lớn hơn, mẹ hãy thử đưa ra những thử thách mới với các viên lego, hoặc một trò mà tất cả bọn trẻ đều yêu thích, đó là bút chỉ màu, giấy vẽ… Các con tha hồ tô hoặc vẽ thứ gì chúng thích, hoặc đơn giản chỉ là tô kín tất cả các màu chì lên một tờ giấy trắng.

Khuyến khích, cổ vũ con cái

Khen ngợi con như thể con có thể tự làm được nhiều thứ kỳ diệu mà mẹ tưởng như con không thể. Ví dụ, khi con chơi nấu ăn, hãy nói với bé rằng: “Con nấu cầu kỳ y như mẹ vậy”.Hoặc mẹ có thể khen con rằng con cầm máy hút bụi hoặc chổi (đồ chơi) giống y như ba, con làm nhà sạch sẽ và đi thật mát chân: “Con thử đi vào đây mà xem, thật mát vì con đã làm sạch nhà”.Một mẹo nhỏ là nếu nhà bạn lát gạch/đá, hãy để một chút đậu lên nền nhà và nhờ bé thu dọn lại. Mẹ có thể thay đậu bằng những thứ khác khô, sạch và không làm bẩn nhà; như vậy mẹ không chỉ dạy con cách chơi một mình, mà còn giúp con biết các thao tác làm sạch nhà.

Làm cho trò chơi thêm thú vị

Hãy dựng một chiếc lều cho con, để vào đó một chút đồ chơi và cả ánh sáng nữa. Hãy khiến con tưởng tượng đó không phải là một cái lều đâu, đó là một tòa lâu đài tuyệt đẹp và con hãy xây dựng nội thất cho tòa lâu đài này. Hoặc đó là chiếc lều giữa trời đầy sao, con hãy gắn sao lên nóc lều, làm cho nó sáng lên… Hãy kích thích cho trí tưởng tượng của con thêm phong phú và khuyến khích bé sáng tạo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thiết lập một nguyên tắc dọn dẹp đồ chơi

Mẹ hãy sắp xếp đồ chơi đúng vị trí và đặt tên cho từng góc đồ chơi. Nếu con chơi xong góc thiên nhiên, con hãy sắp xếp các món đồ chơi đó đúng chỗ, sau đó thì chúng ta cùng khám phá góc động vật nhé. Sau đó mẹ hãy hỏi con là con có thể tìm giúp mẹ chiếc xe cứu thương không? Xe cứu thương hãy chở bạn mèo đi khám sức khỏe đi nào, con nhớ cho bạn mèo uống nước và ăn nhé…

Bằng cách này, mẹ vừa dạy cho con biết nhận biết đồ vật cũng như công dụng của từng món, vừa dạy con biết quy tắc cất giữ đồ chơi đúng chỗ. Dạy con chơi một mình không khó, chỉ cần mẹ kiên nhẫn và yêu thương con là đủ!

Cho con được quyền lựa chọn và quyết định

Bằng cách cho con tự lựa chọn trò chơi con thích, mẹ sẽ khiến con vui hơn khi phải chơi một mình khi mẹ bận. Hãy nói với con rằng: “Mẹ sẽ bận trong vòng 1-2 giờ, con chơi một mình nhé. Con thích chơi món gì nào?”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên đây là những cách hay để dạy con cách chơi độc lập cha mẹ có thể áp dụng. Cha mẹ cũng nhớ rằng khả năng chơi một mình của một đứa trẻ còn phụ thuộc vào tính khí của chúng. Có những bé không có khả năng chơi một mình thì mẹ đừng ép mà phải cố gắng gấp đôi.  Theo thời gian, con sẽ phát triển khả năng chơi độc lập của mình và kỹ năng này rất có lợi khi con đi học, đi làm, vào đời sau này…

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu