Nhiều cha mẹ buồn phiền vì con càng lớn càng xa cách bố mẹ, ích kỷ. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở xã hội hiện đại. Ngay từ khi con nhỏ, ba mẹ hãy dạy con biết yêu thương, gần gũi với mọi người thân trong gia đình. Điều này sẽ góp phần tạo nên nhân cách tốt trong tương lai.
Giúp trẻ tự tin với bản thân
Hãy dành cho trẻ những lời khen, không chỉ là những lời khen về ngoại hình mà cả lời khen về vẻ đẹp trong tâm hồn, từ sự tốt bụng hay thông minh của trẻ… Khi trẻ được nghe về những nét đẹp tâm hồn, đặc biệt là khi còn nhỏ thì sẽ có một tác động tích cực lên sự phát triển của trẻ. Chúng ta cũng nên nói với trẻ về những tấm gương người tài giỏi trong cuộc sống, đó chính là con đường gián tiếp giúp con định hướng được bản thân mình trong tương lai.
Tuy nhiên tự tin khác với tự cao. Bố mẹ cũng cần cho trẻ biết rằng vẻ đẹp của con, trí tuệ của con không phải là tất cả những gì con có thể dành cho thế giới này mà còn có cả sự tử tế, biết suy nghĩ đến những người xung quanh.
Một cơ thể khỏe mạnh cũng mang đến sức mạnh và sự tự tin ở trẻ. Hãy cùng trẻ tập thể thao thường xuyên, nuôi dưỡng cơ thể với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không ai có thể tự tin với một cơ thể ốm đau bệnh tật chứ đừng nói đến sự mạnh mẽ. Thế nên chăm sóc thể chất tốt cho trẻ cũng sẽ giúp con tự tin hơn.
Hãy để trẻ tự là chính mình
Mỗi người sẽ có một cá tính riêng biệt, không có một khuôn khổ nào áp đặt lên cá tính của trẻ. Bạn chỉ có thể đưa ra lời khuyên để giúp trẻ biết được mình nên làm điều gì, để trẻ biết những gì nên làm và không nên làm. Trẻ cần được tự do để lớn lên, trở thành bất kỳ hình mẫu nào mà chúng thích, và được theo đuổi ước mơ của chính mình. Chỉ cần những điều đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức thì cha mẹ nên ủng hộ quyết định của con.
Lắng nghe trẻ
Quan tâm đúng mức tới bé nghĩa là quan tâm tới suy nghĩ, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng, sở thích của các em để có cách cư xử cho thích hợp. Với những yêu cầu không phù hợp hoặc những đòi hỏi quá đáng, đừng chiều chuộng mà hãy giải thích rõ để bé biết rằng việc đó không nên và các em cần biết kiềm chế.
Cha mẹ là nền tảng đầu tiên để trẻ thấy mình được yêu thương, được chăm sóc. Vì vậy việc lắng nghe con, quan tâm con là rất cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho trẻ học cách yêu thương, quan tâm tới những người xung quanh. Hơn nữa, việc dạy trẻ biết yêu thương cần được giáo dục ngay từ nhỏ để các em có một tiền đề vững chắc sau này.
Dạy bé biểu hiện của tình yêu thương con người
Bạn cần phân tích cho bé hiểu rõ bản chất và cách thức thể hiện của tình yêu thương con người thông qua những hành động cụ thể như: Biết kính trọng người lớn tuổi, biết nhường nhịn cho em nhỏ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết quan tâm, hỏi han người khác khi ốm đau, mệt nhọc… Và ngay cả việc bé luôn biết nghe lời, chăm ngoan, học giỏi cũng chính là biểu hiện của việc bé biết yêu thương con người, yêu thương bố mẹ rồi.
Làm gương cho con
Trẻ em bắt chước rất nhanh, vì thế đôi khi chỉ 1 lần bạn lỡ làm chuyện gì đó không tốt nhưng vô tình đã gieo vào đầu các em suy nghĩ, cách nhìn nhận không mấy thiện cảm. Cha mẹ hãy là người đẹp nhất trong mắt các em mọi lúc mọi nơi bằng những hành động nhỏ nhất.
Biết nhận những lỗi lầm
Sự hối lỗi, biết phục thiện luôn là đức tính được ủng hộ ở mọi độ tuổi. Con người không ai là hoàn hảo. Cha mẹ cũng không cần phải làm mẫu hình luôn đúng trong mắt trẻ. Trẻ sẽ học được, thay vì cố tỏ ra mình luôn đúng, lấp liếm mọi lỗi sai. Sẽ tốt hơn nếu ta biết thừa nhận lỗi lầm để sửa chữa.
Dạy con biết yêu thương: Trẻ ở tuổi mẫu giáo
Cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương trình tivi. Hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ.
Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập hơn và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Con bạn đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc của người khác và có thể rất quan tâm đến những rắc rối của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con hiểu được điều con cần làm.
Dạy con biết yêu thương: Trẻ ở cấp tiểu học
Ở trường học, hàng ngày con bạn có cơ hội chứng kiến lòng tốt (và ngược lại) của mọi người. Đây chính là thời điểm quan trọng để củng cố và giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Để trẻ tham gia vào việc của người lớn theo sức mình. Nếu cha mẹ thường xuyên tham gia vào các chương trình từ thiện. Như đến chăm sóc hoặc dạy học cho các bé ở trại trẻ mồ côi, thì hãy cho trẻ đi cùng. Tại đó, bạn có thể chia nhỏ những việc cần làm ra và để trẻ làm giúp những việc phù hợp với khả năng của trẻ.
Theo theAsianparent
Xem thêm
- 17 cách nuôi dạy con giỏi hơn trẻ cùng trang lứa
- Nếp dạy con sai lầm và tụt hậu của cha mẹ Việt làm con học toàn thói xấu
- Dạy con theo phương pháp Shichida từ 0-3 tuổi
- Tại sao người Nhật dạy con thông minh?