Dạy con bằng tiềm thức: “Nhìn cây sửa đất - nhìn con sửa mình”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tôi đã nghĩ rằng mình là một bậc cha mẹ tuyệt vời cho đến khi các con bắt đầu lớn hơn và phát sinh ra những vấn đề mà tôi không biết phải giải quyết như thế nào. Càng lớn, những đứa trẻ càng thích làm ngược lại những điều tôi nói. Sau đó, tôi tìm hiểu phương pháp dạy con bằng tiềm thức Và bắt đầu áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi mong muốn chia sẻ với các bậc cha mẹ đang bối rối trên hành trình nuôi dạy con những điều cơ bản nhất về phương pháp dạy con bằng tiềm thức. Đặc biệt là những gì bạn cần chuẩn bị gì để bắt đầu hành trình mới mẻ này

Phương pháp dạy con bằng tiềm thức có hiệu quả không?

Dạy con bằng tiềm thức là gì?

Hành vi của con người không nhất định thể hiện bản chất của họ. Ông bà ta cũng có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Khi con bạn đang cư xử tồi tệ với bạn, không phải bạn đã thất bại trong việc giáo dục con cái và những đứa trẻ hoàn toàn hư hỏng. Chỉ đơn giản chúng đang phản ứng với chính thái độ của bạn. Chúng phản chiếu lại hành vi của bạn, trong vô thức.

Hiểu được điều đó, bạn sẽ thay đổi cách cư xử của mình. Thay vì mắng con “đừng hét vô mặt em” (trong khi chính bạn cũng đang hét vô mặt con mình), bạn có thể chuyển “tại sao con lại hét lên với em như thế”.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tiềm thức là một “kho” chứa tất cả dữ liệu và thông tin về con người từ khi hình thành bào thai cho đến thời điểm hiện tại. Chúng ta hoàn toàn không nhận biết được những thông tin và dữ liệu này.

Nghĩa của chữ Tiềm là “ẩn đi”. Ví dụ nói ai đó có tài năng tiềm ẩn, tức là tài năng đó chưa được bộc lộ. Tài năng này không thể nhìn thấy, nghe thấy hay cảm thấy bằng các giác quan. Như vậy, tiềm thức là phần tâm thức chứa những thông tin mà chúng ta không nhận biết được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, tiềm thức mạnh hơn ý thức rất nhiều. Đó là lý do tại sao trong nhiều tình huống, chúng ta hoàn toàn BIẾT (ý thức) điều gì đó là sai, nhưng có gì đó BÊN TRONG (tiềm thức) thôi thúc ta hành động.

Tại sao nên nuôi con bằng tiềm thức?

Con bạn cũng thế. Trong đại đa số trường hợp, chúng đủ thông tin để biết rằng mình nên làm gì. Nhưng chúng lại không làm. Nguyên nhân là vì cái BIẾT đó chỉ mới nằm ở ý thức. Còn tiềm thức lại chưa sẵn sàng.

Nếu bạn muốn con phát huy mọi khả năng tốt đẹp nhất, không nên bỏ qua phương pháp nuôi dạy con từ tiềm thức. Gốc rễ tạo ra hoa trái. Muốn có hoa trái ngon ngọt thì cần tập trung chăm sóc gốc rễ.

Việc nuôi dạy con cái cũng thế. Nếu bạn muốn tác động để cuộc sống con bạn gặt hái những trái ngon, phần cần chăm sóc nhất là gốc rễ tiềm thức. Khi bạn đã biết cách trò chuyện với tiềm thức của con, học được cách giúp con giải phóng sức mạnh kỳ diệu ẩn sâu của tiềm thức, trẻ nhỏ có thể vươn tới một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công.

Cha mẹ cần gì để bắt đầu hành trình nuôi con bằng tiềm thức?

Muốn con bạn thay đổi, trước hết bạn cần thay đổi

Sai lầm của cha mẹ là cứ muốn thay đổi con cái, nhưng không chịu thay đổi chính mình. Mọi thay đổi luôn phải bắt đầu từ bạn. Muốn có tư duy tích cực, chính bản thân của bạn phải thay đổi tư duy của mình. Suy nghĩ tích cực hơn, tin tưởng bản thân và phương pháp bạn chọn lựa. Những chuyển biến trong hành động và suy nghĩ của bạn sẽ ảnh hưởng đến thái độ và ý thức muốn thay đổi của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Nhìn cây sửa đất – nhìn con sửa mình”

“Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Con cái của bạn cư xử như thế nào chính là kết quả của việc bạn cư xử với con ra sao. Để thay đổi được cách nghĩ và sự nhìn nhận trách nhiệm của trẻ, trước hết chúng ta cần phải thay đổi tư duy cũng như hành vi của mình. Cha mẹ nên trở thành bạn bè với con trước đã. Dần dà chúng sẽ học được cách nhận trách nhiệm và trở nên ngoan ngoãn hơn.

Là tấm gương sáng cho con noi theo

Trẻ em rất giỏi bắt chước. Chúng thường làm theo cách nói năng, hành xử của người lớn. Mắt thấy, tai nghe thế nào, trẻ sẽ mô phỏng lại như thế một cách hoàn toàn vô thức. Vì vậy, bạn cần phải cư xử nhất quán trong mọi tình huống để làm tấm gương tốt cho con.

Bạn không thể bắt con phải gọn gàng chỉn chu ở nhà, nhưng khi ra đường bạn xả rác bừa bãi. Những gì bọn trẻ thấy, sẽ ăn sâu vào tiềm thức của chúng. Mỗi hành vi bạn thực hiện đều có sức mạnh hơn ngàn lời bạn nói ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Linh hoạt trong phương pháp nuôi dạy con

Các bậc cha mẹ thường bắt con phải theo nguyên tắc này, khuôn mẫu kia nhằm kiểm soát. Mục đích là để con “không hư hỏng”. Tuy nhiên, không có công thức và mẫu hình nào hoàn hảo trong phương pháp nuôi dạy con cả. “Nuôi dạy con hoàn hảo” đòi hỏi cha mẹ phải có tư duy linh hoạt tìm phương pháp tốt nhất giúp con trưởng thành.

Không có thất bại, chỉ có phản hồi

Khi áp dụng một phương pháp giáo dục chưa mang lại hiệu quả, bạn không nên nản chí. Cũng không đổ lỗi cho con. Bạn hãy xem đó là những thông tin phản hồi quý giá và tiếp tục thay đổi cho đến khi đạt được kết quả. Sau mỗi lần thất bại, hãy tự hỏi: “Mình học được bài học gì để thành công hơn vào lần sau?”. Từ đó, bạn nên điều chỉnh hành vi của mình để có được hiệu quả tốt nhất.

Hiểu rằng con cái của chúng ta có thế giới quan riêng

Cách trẻ nhìn nhận về cuộc đời có rất nhiều khác biệt so với người lớn.  Sai lầm ở chỗ đa số phụ huynh nghĩ rằng con cái nhận thức về thế giới cũng giống như mình. Vì thế, bạn thường giao tiếp với chúng từ hệ quy chiếu của bạn. Dẫn tới hiện tượng “ông nói gà bà nói vịt”, bạn và con bạn không tìm được tiếng nói chung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết nối là điều quan trọng nhất

Bạn phải vun đắp một mối quan hệ gắn kết với con bạn. Hãy lắng nghe và tôn trọng con trẻ. Chỉ khi nào con cảm thấy kết nối với bạn, cảm thấy có thể tin tưởng bạn và an toàn khi ở bên bạn, bé mới sẵn sàng lắng nghe và đón nhận bạn.

Cốt lõi của ý tưởng dạy con bằng tiềm thức chính là người lớn thay đổi hành vi, lời nói và cả cách tư duy. Con trẻ mỗi ngày nhìn thấy, nghe thấy, nhận biết và học hỏi một cách vô thức. Những thói quen tốt sẽ in sâu vào tiềm thức. Chúng trở thành gốc rễ, thành nền móng để từ đó, con bạn phát triển và trưởng thành.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le