Tự dạy bé đánh vần lớp 1 tại nhà sẽ giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường học tập. Giúp trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đến lớp. Nhưng có nên dạy bé sớm không và dạy bé như thế nào?
Độ tuổi thích hợp để dạy con đánh vần là khi nào?
Giai đoạn 0 – 5 là lứa tuổi vàng cho sự phát triển của trẻ về thể chất, cảm xúc, tình cảm xã hội… Bé cần học những bài học làm người đầu tiên, tham gia hoạt động tập thể, vui chơi. Đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Vì vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển. Ba mẹ không nên gò trẻ vào việc học ở giai đoạn này.
Trên thực tế, bố mẹ không nên theo tâm lý số đông cho trẻ học trước. Ép bé vào lịch học khi những điều kiện tinh thần và thể chất bé chưa hoàn chỉnh. Chỉ nên bắt đầu hướng dẫn bé về chữ cái và con số khi bé đã hoàn thành chương trình lớp lá. Khi bé đã sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần rồi, thì bố mẹ mới có thể dạy bé đánh vần lớp 1.
Dạy bé đánh vần lớp 1 bắt đầu từ việc làm quen mặt chữ
Cách dạy bé lớp 1 đánh vần hiệu quả cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái ở các nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái có gắn nam châm. Có thể gắn lên cánh cửa tủ lạnh để bé thường xuyên nhìn thấy. Hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất.
Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì”. Lặp lại nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.
Bảng âm và vần theo chương trình mới
Theo chương trình giáo dục mới nhất, các bé sẽ học theo bảng âm mới. Trong đó có một số thay đổi nhỏ cha mẹ cần nắm như:
- Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y.
- Các chữ đọc là /dờ/ nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d.
- Các chữ đều đọc là /cờ/: c; k; q.
Dạy bé cách đánh vần đơn giản nhất
Để dạy con cách đánh vần tiếng Việt lớp 1, cần phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Một tiếng đầy đủ có 3 thành phần: Âm đầu – Vần – Thanh. Bắt buộc phải có Vần – Thanh trong 1 từ.
Ví dụ:
- Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Cách đánh vần là a – nờ – an.
- Tiếng át có vần “at” và thanh sắc, không có âm đầu. Cách đánh vần là a – tờ – át – sắc – át.
- Tiếng dờ có âm đầu “d”, có vần “ơ” và thanh huyền. Cách đánh vần là dờ – ơ – dơ – huyền – dờ.
Lớp 1 là lớp đầu cấp tiểu học, học sinh bước đầu chuyển từ chơi mà học ở mầm non để bước sang học là chính. Vì vậy chỉ nên dạy cho các em những gì thật đơn giản, dễ tiếp thu. Chỉ cần dạy học sinh biết một chữ cái nào đó “đọc là gì” là đủ (chữ cái “c” đọc là “cờ”, chữ cái “k” đọc là “ca”…). Còn chữ cái đó “mang âm gì” thì chưa thật sự cần thiết. Đừng muốn các em phải nắm vững tiếng Việt như sinh viên đại học chuyên ngành ngôn ngữ.
Luôn khen ngợi để tạo động lực cho bé
Khi được bố mẹ khen ngợi và động viên thì chắc chắn bé sẽ cảm thấy điều đó rất tuyệt vời và đặc biệt, cứ như mình đạt được một thành tựu vĩ đại đối với bé và thích thú với việc học hơn. Vì vậy nếu mà bé đọc, ghép được một từ chính xác thì bố mẹ nên vỗ tay thật to, xoa đầu bé và khen ngợi bé.
Để ôn những chữ đã dạy, không ép bé phải thuộc cả chữ. Nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn. Có như vậy bé sẽ đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời sai.
Đồng thời nếu bé đánh vần sai thì không nên quát tháo mà nhẹ nhàng sửa chữa cho đúng một cách thật kiên nhẫn nhé. Để dạy bé đánh vần lớp 1 thật sự không quá khó. Chỉ cần kiên trì và tốn một chút thời gian rảnh rỗi mỗi ngày thôi.
Xem thêm
- Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt đúng cách – Những điều bố mẹ cần lưu ý
- Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học lớp 1 của con thật đáng nhớ và không bỡ ngỡ
- Nên chăng học chữ trước khi vào lớp 1?