Dạy bé biết đọc sớm giúp con thông minh từ nhỏ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo phương pháp Glenn Doman , một trong những phương pháp giáo dục sớm thành công nhất hiện nay, việc dạy bé biết đọc sớm sẽ giúp đánh thức sự sáng tạo và phát triển của não bộ tốt hơn. Đặc biệt, giai đoạn 0 - 6 tuổi được xem là thời điểm vàng để phát triển trí não của trẻ, nên bắt đầu dạy trẻ biết đọc sớm ở độ tuổi này sẽ giúp bé đẩy nhanh tốc độ khám phá và hiểu biết.

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về những lợi ích cũng như phương pháp dạy bé biết đọc sớm nhé.

Vì sao nên dạy bé biết đọc sớm?

1. Dạy bé biết đọc sớm kích thích não bộ hiệu quả

Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển não nhanh nhất, về sau sự phát triển chậm dần. Giai đoạn từ 0-2 tuổi, não của trẻ nhỏ đạt 80% so với người trưởng thành. Đến 6 tuổi, não trẻ em phát triển kích thước gần bằng người lớn. Các kết nối thần kinh quan trọng trong não cùng hình thành từ sớm. Mỗi tế bào thần kinh nảy nhánh hàng chục nghìn sợi thần kinh khác.

Chúng tạo thành chất xám và các khớp thần kinh. Càng được kích thích sớm về hoạt động trí não, chất xám và nhánh thần kinh của trẻ càng phát triển. Khả năng học tập và phát triển trí tuệ về sau có nền tảng tốt sẽ phát triển nhanh hơn.

2. Giúp thoả mãn trí tò mò của con

Trong khoảng thời gian 2 - 3 tuổi, trẻ có một nhu cầu vô cùng lớn về tìm hiểu, khám phá. Tất cả sự hiếu động, nghịch ngợm của trẻ đều là kết quả của mong muốn này. Chính vì vậy, việc cha mẹ cho con một cơ hội để thỏa mãn niềm đam mê tìm tòi của mình, bé sẽ bớt nghịch ngợm hơn trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh và chính bản thân mình.

3. Đọc là sở thích của trẻ

Trẻ thường tò mò những thứ mới lạ với mình, nên việc được tự đọc hiểu những thứ thú vị hay là một cuốn truyện tranh thôi cũng là điều trẻ rất thích.

4. Khởi đầu sớm giúp trẻ dễ nắm bắt hơn

Khả năng học hỏi của trẻ 3 tuổi so với 4 tuổi không giống nhau. Việc cha mẹ giúp con bắt đầu sớm sẽ khiến cho quá trình học đọc trở nên dễ dàng hơn so với bắt đầu muộn.

5. Kích thích sự sáng tạo

Khả năng sáng tạo trong từng giai đoạn của trẻ là khác nhau, việc biết đọc sớm sẽ giúp con dễ dàng tự tìm hiểu những thứ con thích và kích thích sự sáng tạo của con tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Giúp trẻ tự tin hơn

Trẻ được học đọc từ nhỏ có ưu thế hơn về việc diễn đạt, do đó, bé cũng tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.

Cách dạy bé biết đọc sớm hiệu quả

Để việc dạy bé biết đọc sớm hiệu quả, cha mẹ cần tạo cho con cảm giác thoải mái, hứng thú và tò mò hiểu được những thữ có chữ xung quanh.

1. Chọn thời điểm bé cảm thấy hứng thú

Khi bé vui vẻ, mong muốn được khám phá thứ gì đó thì chính là lúc cha mẹ bắt đầu cho con làm quen với kiến thức mới. Nếu trẻ đang giận dữ, khó chịu, tỏ ra cáu bẳn, đói hoặc mệt thì cha mẹ không nên ép bé vào “trò chơi” mang tên tập đọc.

Trước hết, mẹ cần giải quyết vấn đề khiến bé khó chịu. Đừng bao giờ cố nhồi nhét kiến thức cho một đứa trẻ đang đói, khát hay đang mệt mỏi. Mẹ cần giúp trẻ kiểm soát cơn giận và giữ tâm lý bình tĩnh trước khi bắt đầu tìm hiểu bất cứ điều gì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi các vấn đề đã được giải quyết, cha mẹ có thể khơi gợi trí tò mò và ham muốn học hỏi của bé bằng cách dạy con tên những món đồ chơi hay con vật mà bé thích. Nhưng vậy bé sẽ thích thú hơn khi bắt đầu tập đọc.

2. Lượng kiến thức vừa đủ

Mặc dù trẻ nhỏ rất tò mò muốn biết nhiều thứ xung quanh nhưng cha mẹ nên chú ý khối lượng kiến thức dạy cho trẻ trong một khoảng thời gian nên vừa đủ. Trẻ sẽ không thể nhớ và tiếp thu hết được nếu như bạn dạy trẻ quá nhiều kiến thức mới cùng một lúc.

3. Thời gian vừa đủ

Trẻ nhỏ không thể tập trung quá lâu, do đó, ngay cả đối với việc dạy trẻ tập đọc , mẹ cũng không nên để giờ tập đọc này kéo dài quá lâu. Mỗi tuần, mẹ có thể tiến hành việc tập đọc cùng bé 2-3 lần, nhưng luôn chú ý quan sát những dấu hiệu mệt mỏi, mất tập trung ở nơi con để dừng đúng lúc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Truyền cảm hứng cho con

Luôn duy trì cảm giác nhiệt tình, vui vẻ là bí quyết hàng đầu để tạo hứng thú học tập cho trẻ nhỏ. Thái độ của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập cũng như tâm lý của trẻ nhỏ trong giai đoạn 0-6 tuổi.

5. Đưa ra kiến thức mới thật nhanh

Khi muốn con học điều gì, mẹ cần đưa từ mới ra thật nhanh, sao cho để bé kịp nhìn thấy và nắm bắt mà vẫn vui vẻ để học hỏi. Việc kéo dài bước giới thiệu sẽ chỉ làm con cảm thấy nhàm chán và dễ mất tập trung.

Tập đọc nên được nhìn nhận như môn kỹ năng cơ bản mẹ dành cho bé, giúp con phát triển tự nhiên, tạo nền tảng tốt cho quá trình học thuật tiếp đó. Dạy con biết đọc sớm tốt nhất nên xem như hoạt động vui chơi vui vẻ, giúp cha mẹ và con cái gần gũi nhau hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu