11 kĩ năng nhất thiết phải dạy bé 1 tuổi để con cứng cáp, độc lập và thông minh

Dựa vào những đặc điểm trên, 1 tuổi là mốc thời gian cực kỳ quan trọng trong việc dạy trẻ. Bố mẹ lúc này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Đây là thời điểm vàng để ba mẹ dạy bé tập đi, đứng và ngồi, bé có thể tập bốc thức ăn và thưa gửi người lớn nữa đấy! Bài viết sẽ gợi ý những kỹ năng cần thiết mà cha mẹ nên dạy con khi bé được 1 tuổi, để con sớm tự lập, nhanh nhẹn và tự tin ở bất kỳ môi trường nào. Cùng tìm hiểu:

  • Lợi ích vàng khi dạy con từ lúc 1 tuổi
  • Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Đi đứng, ngồi và chơi sao đừng ngã
  • Dạy trẻ 1 tuổi cách bốc ăn
  • Dạy trẻ cách nhận biết bố mẹ, ông bà và cách thưa gửi
  • Hướng dẫn bé tránh xa các ổ điện và các vật nguy hiểm
  • Chuẩn bị bỏ bỉm
  • Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Hãy tập bé ăn và ngủ đúng giờ
  • Để trẻ chơi một mình và tự thu dọn đồ chơi của mình
  • Một số lưu ý trong việc dạy trẻ 1 tuổi

Lợi ích vàng khi dạy con từ lúc 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi là thời điểm bé bắt đầu biết đi và thế giới của trẻ khi này sẽ rộng ra. Không còn là những món đồ chơi quanh mình. Giờ đây, trẻ có thể bắt đầu tự mình đi từ phòng này sang phòng khác quanh nhà, đi ra vườn… Giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết được mình là ai, tỏ ra tự lập hơn trong các hoạt động như chơi đùa.

Việc này cũng kéo theo một hệ quả đó là tính cách của trẻ dần được bộc lộ. Bố mẹ cần chú ý nắm bắt sớm để điều chỉnh kịp thời. Ở độ tuổi này, khả năng nhận biết xã hội và giao tiếp của trẻ cũng phát triển. Trẻ sẽ nhận biết được người thân trong gia đình, biết những cách giao tiếp với bố mẹ. Và biết đọc biểu hiện như nụ cười, cái chau mày…

Dựa vào những đặc điểm trên, 1 tuổi là mốc thời gian cực kỳ quan trọng trong việc dạy trẻ. Bố mẹ lúc này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh.

Nên dạy trẻ 1 tuổi những gì?

Chuyên gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tiến sĩ Vũ Thu Hương cho biết: Một đứa trẻ khi sinh ra để trở thành một người thật sự ngoài tập lẫy, tập bò, tập ngồi hay tập đi, trẻ cần phải học thêm rất nhiều các thói quen mang “mang tính người khác”.

Chẳng hạn như dạy trẻ hệ thống ngôn ngữ dù lúc này trẻ chưa biết nói. Mỗi ngày ba mẹ có thể gọi tên của trẻ nhiều lần nhằm tạo phản xạ cho trẻ quay lại nhìn. Lưu ý chỉ nên gọi trẻ bằng một tên gọi, thì lúc nghe được đúng âm thanh đó trẻ sẽ hiểu rằng bố mẹ đang gọi mình. Gọi nhiều tên quá sẽ gây sự nhầm lẫn vì giai đoạn này trẻ chưa thể hiều quá nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Đi đứng, ngồi và chơi sao đừng ngã

Nên để trẻ ngã vài lần để trẻ rút kinh nghiệm. Cha mẹ cứ giữ cho trẻ không ngã nhiều quá, trẻ chẳng rút được kinh nghiệm nào. Và nguy cơ sẽ ngã nhiều và ngã đau hơn khi cha mẹ sơ ý lơ là.

Cha mẹ đừng dỗ dành ngay khi trẻ vừa khóc ré lên. Bởi nếu làm thế, trẻ sẽ dễ sinh tính mè nheo, nhõng nhẽo, ăn vạ.

Bạn có thể xem:

Thực đơn cho bé cai sữa vừa dễ làm vừa đầy đủ dinh dưỡng

Dạy trẻ 1 tuổi cách bốc ăn

Việc tập bốc có giá trị vô cùng to lớn với sự phát triển của trẻ. Vì thế, khi trẻ biết ngồi rồi, hãy cho trẻ tập bốc nhé. Nhờ thế, sau này trẻ cũng dễ biết tự xúc ăn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé tự bốc thức ăn ngon lành (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Dạy trẻ cách nhận biết bố mẹ, ông bà và cách thưa gửi

Các bố mẹ ông bà hãy xưng hô cho chuẩn. Mẹ là mẹ, bố là bố, đừng lúc nọ lúc kia, kẻo trẻ sẽ gặp khó khăn khi học.

Trẻ chưa biết nói nhưng biết quay lại nhìn. Mỗi ngày, bố mẹ gọi trẻ độ chục lần cho trẻ quen phản xạ quay lại. Nên gọi trẻ bằng một tên để trẻ hiểu đó là bố mẹ đang gọi mình, gọi nhiều tên quá trẻ sẽ không hiểu gì cả.

Hướng dẫn bé tránh xa các ổ điện và các vật nguy hiểm

Khi trẻ đủ lớn để tò mò tọc mạch, một hôm nào đó đang chơi với trẻ, cha mẹ có thể cầm tay trẻ thử lao về phía ổ điện rồi hét thật to. Trẻ sẽ giật thót mình và… sợ cái ổ điện lắm. Từ đó, trẻ sẽ tránh xa nó hết mức có thể. Nếu bố mẹ không làm vậy, trẻ không tránh đâu, sẽ khám phá đến tận cùng cái ổ điện. Việc giải thích rằng ổ điện nguy hiểm với trẻ là vô nghĩa vì trẻ dưới một tuổi chưa có khả năng tư duy logic.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuẩn bị bỏ bỉm

Mỗi ngày vào một giờ nhất định (tốt nhất là trước khi đi ngủ và lúc vừa tỉnh dậy). Bố mẹ tháo bỉm và đặt trẻ ngồi vào bô một xíu. Nếu bố mẹ kiên nhẫn, trẻ sẽ hình thành được phong cách đi vệ sinh vào lúc chuẩn bị đi ngủ và lúc vừa tỉnh dậy. Sau độ vài tuần, bố mẹ tăng giờ ngồi bô cho trẻ, đến khi trẻ đi tốt rồi, trẻ sẽ biết là lúc nào cần tè thì ra lấy bô ngồi, trẻ không tè bậy nữa, bỉm không bẩn nữa. Lúc đó, bố mẹ có thể bỏ bỉm cho trẻ thoáng.

Xem thêm

 Hướng dẫn cách luyện cho bé yêu tự đi vệ sinh đúng cách

Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Hãy tập bé ăn và ngủ đúng giờ

Bố mẹ đừng quá lo lắng cho sức khỏe của trẻ đến mức cả ngày chỉ ăn với ngủ. Không đói thì trẻ không có hứng thú ăn. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất là 3 tiếng giữa các bữa ăn. Đừng bày trò cổ vũ rồi đợi lúc trẻ bận cười thì nhét một miếng vào miệng, rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ sặc. Hành động này cũng hoàn toàn không kích thích được việc thèm ăn của trẻ.

Hãy để trẻ ngồi yên một chỗ và tập trung khi ăn. Trẻ không ăn nghĩa là chưa đói hoặc thức ăn không ngon. Lần đầu trẻ có thể vừa ăn vừa khóc vì chưa quen bị tống vào miệng những thứ không phải là ti mẹ. Bình thường thôi, cha mẹ hãy kiên nhẫn.

Khi chán, trẻ sẽ tự ngưng ăn, đừng cố nhồi thêm. Ăn là phải ăn lúc đói và ăn thật nhanh, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để trẻ chơi một mình và tự thu dọn đồ chơi của mình

Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu biết chơi một mình. Bố mẹ cho trẻ chơi một mình là cách rèn tập cho trẻ có thói quen hành động theo ý chí của mình và tạo dựng lòng tự tin. Trẻ chơi một mình còn là cơ sở để nó tham gia vào chơi đùa tập thể, trẻ từ chơi một mình dần dần mới biết chơi với những bạn khác.

Trẻ có thể cho đồ chơi vào miệng để khám phá xem nó làm bằng chất gì nên rất dễ hóc. Hãy mua cho trẻ đồ chơi to và thật sự sạch sẽ để trẻ khám phá bằng nước bọt nhé. Cứ cho trẻ chơi nhiều vào và đừng làm phiền trẻ. Trẻ cũng không thích bố mẹ lúc nào cũng vật trẻ ra hôn hít.

Hãy để con tự dọn dẹp đồ chơi của mình (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Bồi dưỡng cho trẻ chơi độc lập trong những thời điểm nhất định có ý nghĩa quan trọng đến thú chơi của trẻ. Dạy trẻ cất đồ chơi cũng là một thói quen rất tốt mà bố mẹ cần chú ý. Đây là cách để bồi dưỡng cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng, không ỉ lại vào người khác. Bên cạnh đó, tính tự tin và độc lập của trẻ dần tăng cường.

Một số lưu ý trong việc dạy trẻ 1 tuổi

Bố mẹ trong quá trình dạy trẻ 1 tuổi cần có sự kiên nhẫn, bởi mỗi trẻ mỗi khác nhau. Hãy để bé nhà bạn phát triển một cách tự nhiên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn hãy cùng đồng hành với bé, khen ngợi bé để bé cảm nhận được niềm vui khi bản thân tiến bộ và sự yêu thương của bạn. Và cũng rất cần sự nghiêm khắc của bạn khi bé có những biểu hiện sai trái để bé biết mình đã làm sai và không tái phạm. Với những chia sẻ trên hy vọng cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi dạy bé 1 tuổi như thế nào nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: Kỹ năng bố mẹ nhất định phải dạy con dưới 1 tuổi – Vnexpress

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ngocanh