Tất tần tật về tình trạng đau xương cụt khi mang thai ở mẹ bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau xương cụt khi mang thai là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu hay gặp phải. Cơn đau sẽ diễn ra một cách âm ỉ và kéo dài nhiều tháng liền. Đau xương cụt khi mang thai sẽ làm tăng thêm sự khó chịu cho mẹ bầu cùng với những cơn mệt mỏi và ốm nghén. Những sự khó chịu này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai của mẹ.

Đau xương cụt khi mang thai là gì?

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau này có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí là mắt cá chân. Đau xương cụt khi mang thai khá phổ biến và thường xuất hiện ở giai đoạn tháng thứ hai.

Nhiều mẹ bầu hay bị đau xương cụt khi mang thai

Tình trạng này không không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Nhưng tình trạng này có thể khiến thai phụ khó chịu. Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà mức độ cơn đau cũng khác nhau.

Triệu chứng của đau xương cụt khi mang thai

Khi mẹ bầu thấy mình có những triệu chứng sau, có nghĩa là mẹ đã bị đau xương cụt khi mang thai:

  • Bị đau liên tục ở lưng dưới hoặc ở hông.
  • Thấy cơn đau tăng dần ở gần cuối cột sống.
  • Bị đau nặng về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Cơn đau tăng hoặc giảm khi mẹ thay đổi tư thế.
  • Mẹ bị đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, vùng giữa hai chân hoặc đầu gối.
  • Ngay khi mẹ bầu bắt đầu đi bộ, đứng dậy, uốn người thì cơn đau được kích hoạt
  • Bị đau nặng hơn khi bị táo bón.

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bị đau xương cụt khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản:

Thay đổi hormone khi mang thai

Ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể của mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen. Cả hai loại hormone này đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay đổi hormone là một trong những nguyên nhân phổ biến

Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Bị căng cứng cơ

Sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay là do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

Mắc các bệnh lý trong thai kỳ

Các bệnh về xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng gây ra chứng đau cho mẹ. Ngoài ra, mẹ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu vùng xương cụt.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, nếu mẹ bầu mắc phải những tình trạng sau sẽ làm cơn đau càng trở nên trầm trọng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Gặp phải hội chứng Hypermobility. Đây là hội chứng tăng động khớp. Hội chứng này là tình trạng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó.
  • Ngồi hoặc đứng lâu ở cùng một tư thế trong thời gian dài gây tăng áp lực lên xương cụt
  • Từng trải qua cơn đau xương cụt trước đây hoặc đã từng gặp chấn thương ở vị trí này
  • Bị bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây áp lực nhiều hơn lên vùng xương cụt, dẫn đến cơn đau diễn ra nặng nề hơn
  • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.

Mẹ bầu nên làm gì để giảm các cơn đau ở xương cụt khi mang thai

Bài tập Standing Pelvic Tilt

Mẹ bầu đứng thẳng, hai chân ngang vai, gồng mông sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần.

Bài tập Torso Twist

Mẹ bầu ngồi bắt chéo chân trên thảm hoặc trên giường, tay trái giữ chân phải. Sau đó, đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn và xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này. Giữ nguyên tư thế trong năm giây và sau đó thực hiện tương tự với chân kia. Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.

Các bài tập giúp giảm đau hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bơi lội

Đây luôn là một bài tập tuyệt vời và đóng vai trò như một phương thuốc chống đau xương sống khi mang thai. Ngoài ra, mẹ còn có thể thử ngồi thiền hoặc yoga. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ bài tập nào, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Ngoài ra khi mẹ bị đau xương cụt trong thai kỳ, mẹ cần lưu ý:

  • Tránh vận động mạnh hoặc đứng, ngồi ở một vị trí quá lâu.
  • Nên sử dụng đai bụng bầu giúp hỗ trợ vùng bụng để giúp giảm áp lực lên phần xương cụt.
  • Sử dụng túi chườm ấm để làm dịu cơn đau. Nhiệt sẽ tác động giúp nới lỏng các mô. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm bồn nước ấm (chú ý là không nên ngâm mình trong nước có nhiệt độ cao)
  • Nên ngủ nghiêng sang trái với một chiếc gối hình chữ U kẹp giữa đùi.
  • Tránh uốn người vì điều này sẽ đẩy em bé về phía xương sống làm cho cơn đau nặng hơn
  • Không mang giày cao gót, bởi lẽ lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên chân kéo theo đó là những cơn đau
  • Cần bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết để hệ xương luôn chắc khỏe.

Kết

Mẹ bầu bị đau xương cụt khi mang thai là điều rất bình thường. Những cơn đau này không gây ảnh hưởng tiêu cực tới mẹ và bé. Tuy nhiên, khi mẹ bị đau sẽ làm cho mẹ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Mẹ có thể thực hiện những biện pháp nói trên để làm giảm cơn đau. Nếu cơn đau trở nên trầm trọng, lúc này mẹ cần gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ