Đầu tia sữa có mủ trắng do đâu? Mẹ nên làm gì trong tình huống này?

Đầu tia sữa có mủ trắng là gì? Mẹ sinh con đầu lòng thường hay bị tắc tia sữa mưng mủ hơn, hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào khi mẹ cho con bú. Mẹ bị đầu tia sữa có mủ trắng cũng hay được chẩn đoán áp xe vú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đầu tia sữa có mủ trắng là dấu hiệu của bệnh lý gì? Mẹ có thai lần đầu thường lo lắng khi gặp tình trạng này. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ giảm bớt băn khoăn.

  • Đầu tia sữa có mủ trắng là dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa nặng
  • Nguyên nhân làm tắc tia sữa có mủ?
  • Đầu tia sữa có mủ trắng nguy hiểm thế nào đối với sức khỏe của mẹ và bé?
  • Chị em nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
  • Làm thế nào để phòng ngừa tắc tia sữa?
  • Làm thế nào để phòng ngừa tắc tia sữa?
  • Tạm kết

Tắc tia sữa bị mủ là tình trạng xảy ra đối với bà mẹ sau khi sinh khoảng 1 tuần. Nếu không chữa trị được kịp thời thì việc tắc tia sữa có mủ này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng trầm trọng. Thông thường khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được cách khắc phục thì có thể chuyển sang tình trạng tắc tia sữa có kèm theo mủ. Sữa đọng lại bên trong bầu ngực của mẹ dài ngày sẽ bị ôi, tắc và dẫn đến ung nhũ hoa. Tắc tia sữa có mủ thường dễ xảy tới với những mẹ mới sinh con lần đầu. Lúng túng trong việc tìm ra căn nguyên bệnh và vội vã nghe theo những mẹo, lời khuyên phản khoa học có thể khiến tình trạng của mẹ tiến triển nặng hơn. Lúc này, không chỉ sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng mà con cũng sẽ bị thiếu sữa – nguồn dinh dưỡng quan trọng trong những tháng đầu đời.

Bạn có thể chưa biết:

Đầu tia sữa có mụn trắng có sao không? Khi nào thì hiện tượng này biến mất?

Giật mình thấy đốm trắng trên đầu ti như mưng mủ - Mẹ cho bé bú đừng chủ quan khi thấy hiện tượng này

Đầu tia sữa có mủ trắng là dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa nặng

Tắc tia sữa có mủ có thể coi là giai đoạn tiếp theo của tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh và thường xảy ra với những phụ nữ sinh con đầu lòng. Khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được biện pháp khắc phục thì sẽ rất nhanh chóng chuyển sang tắc tia sữa có mủ.

Mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng tắc tia sữa có mủ qua một số triệu chứng điển hình sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sốt trên 38ᵒ C, co giật, ớn lạnh
  • Đầu ti ửng đỏ, lan ra cả quầng ti, ngực căng cứng kèm đau rát
  • Dùng tay sờ ngực sẽ thấy có những cục cứng khắp bầu ngực
  • Bóp nhẹ bầu ngực thì thấy đầu tia sữa có nhiều đốm mủ trắng hoặc chảy mủ

Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời thì sẽ mưng mủ rất nhanh, chỉ trong 3 – 7 ngày.

Mẹ sinh con đầu lòng thường hay bị tắc tia sữa mưng mủ hơn, hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào khi mẹ cho con bú. Mẹ bị đầu tia sữa có mủ trắng cũng hay được chẩn đoán áp xe vú.

Nguyên nhân làm tắc tia sữa có mủ?

  • Tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị: Nguyên nhân hàng đầu làm tắc tia sữa có mủ là mẹ bị tắc tia sữa kéo dài mà không có biện pháp xử lý sớm. Thông thường sau 2 – 3 ngày bị tắc tia sữa, mẹ đã có dấu hiệu nóng sốt. Lúc này, chị em cần kiểm tra các dấu hiệu như bầu ngực có cục, bóp ra mủ và kiểm tra lại sữa tiết ra cho con bú. Nếu phát hiện bị tắc tia sữa có mủ thì nên xử lý ngay càng sớm càng tốt.
  • Mẹ cho bé bú sai cách dẫn tới đầu ti bị tổn thương: Tư thế cho con bú sai làm sữa tiết ra không đúng chiều, em bé bú không ra sữa nên cắn hoặc nhai đầu ti mẹ. Đầu ti bị tổn thương làm tắc tia sữa và mưng mủ.
  • Đầu vú bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn: Mẹ không thường xuyên vệ sinh đầu ti trước và sau khi cho con bú sẽ làm đầu vú dễ bị nhiễm khuẩn, từ đó gây mưng mủ.
  • Nguy cơ tắc tia sữa cao hơn ở những mẹ bị tiểu đường: Đầu tia sữa có mủ trắng là 1 biến chứng gặp ở những mẹ có tiền sử bị tiểu đường.

Đầu tia sữa có mủ trắng nguy hiểm thế nào đối với sức khỏe của mẹ và bé?

Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tắc tia sữa có mủ cũng gây nên những phiền phức nhất định, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý phát triển.

  • Nếu không được chữa trị có thể dẫn đến áp xe vú. Khối áp xe không được xử lý sẽ tạo thành khối viêm mãn tính và dễ tái phát.
  • Tổn thương tuyến sữa nên không thể tiết sữa nữa hoặc nguy cơ hoại tử bầu ngực
  • Người mẹ bị đau buốt ngực, dễ suy nhược cơ thể, trầm cảm sau sinh
  • Tạo điều kiện hình thành bệnh liên quan đến tuyến vú như u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú
  • Mẹ tắc tia sữa làm bé không có đủ sữa mẹ để bú.

Chị em nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?

Tắc tia sữa và cách khắc phục: Nếu chẳng may bị mủ trắng do tắc tia sữa, chị em cũng đừng nên lo lắng quá mức mà hãy thực hiện những bước sau để phần nào giảm bớt tình trạng khó chịu cũng như nhanh lấy lại nguồn sữa cho bé:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, lưu ý không chà xát quá mạnh để làm tổn thương thêm đầu ti
  • Tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen cũng góp phần làm thông tắc tia sữa
  • Chườm nóng bầu ngực bằng nước ấm và dùng tay massage làm mềm bầu ngực, đẩy bớt mủ ra ngoài, giúp sữa xuống đều và không bị vón cục. Chị em cũng có thể dùng máy hút sữa để hút phần sữa có lẫn mủ, sau đó đổ đi không cho bé bú phần sữa này
  • Trong khi bị tắc tia sữa mưng mủ chị em vẫn cần uống đủ nước và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để ngực tiếp tục tạo sữa
  • Tuyệt đối không cho bé bú vì có thể có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Mủ lẫn trong sữa có thể làm bé mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp. Chất lượng sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Trong thời gian này mẹ có thể sử dụng nguồn sữa đã trữ đông trước đó hoặc cho bé dùng sữa công thức đến khi mẹ hồi phục hoàn toàn
  • Tắc tia sữa có mủ uống thuốc gì? Nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế để có những lời khuyên đúng đắn nhất. Mẹ cũng không nên quá lo lắng, nên giữ tinh thần ổn định, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.

Làm thế nào để phòng ngừa tắc tia sữa?

Chữa tắt tia sữa bằng cách nào? Mặc dù không có cách nào đảm bảo mẹ sẽ không bị tắc tia sữa, nhưng mẹ vẫn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này nhờ:

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Duy trì trạng thái tâm lý tích cực
  • Thường xuyên massage bầu sữa để sữa xuống đều và không bị vón cục
  • Sau khi cho con bú hãy nặn hoặc hút hết sữa còn lại trong bầu ngực, sau đó làm sạch đầu ti để tránh viêm nhiễm
  • Cho bé bú đều cả 2 bên ngực.

Bạn có thể chưa biết:

Vì sao đầu nhũ hoa có hạt trắng khi mang thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ác mộng sau sinh: Viêm tắc tia sữa và cách điều trị

Tạm kết

Tắc tia sữa, nhất là tắc tia sữa chảy mủ là rắc rối không ai mong muốn của bất kỳ bà mẹ nuôi con nhỏ nào. Dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng chị em cũng chớ nên quá hoang mang lo lắng nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh này.

Hãy tìm đến sự giúp đỡ của người thân, gia đình và người có chuyên môn để nhanh chóng khắc phục, đồng thời giữ tinh thần thật thoải mái. Chúc các mẹ nuôi con an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi