Đau lưng khi mang thai tuần đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau lưng khi mang thai tuần đầu là dấu hiệu thường được bắt gặp ở các chị em. Tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em khi mang thai mà cơn đau lưng sẽ đến sớm hoặc muộn. Hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân xuất phát của cơn đau lưng và cách chữa trị hiệu quả nhé!

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi mang thai tuần đầu

Khi mang thai, cơn đau lưng sẽ đến sớm hoặc muộn tùy vào sức khỏe của từng người. Biểu hiện này sẽ kéo dài suốt quá trình thai nghén và mức độ sẽ tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến các cơn đau lưng?

Đau lưng khi mang thai là dấu hiệu thường bắt gặp ở các chị em

Cơ thể của phụ nữ sẽ có rất nhiều sự thay đổi bên trong lẫn bên ngoài khi mang thai. Tuy nhiên, việc thay đổi sản sinh nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau lưng nói trên.

Có nhiều mẹ bầu chỉ có những cơn đau nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng cũng không ít chị em có cơn đau dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến cơn đau lưng khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Thay đổi sản sinh nội tiết tố

Khi bắt đầu mang thai, cơ thể của các chị em sẽ bắt đầu tiết ra một loại nội tiết tố có tên Relaxin. Loại nội tiết tố này sẽ làm lỏng các khớp xương ở vùng xương chậu để chuẩn bị quá trình mang thai. Ngoài ra chất này còn làm lỏng dây chằng và các cơ ở vùng xương sống. Việc làm lỏng các khớp xương và dây chằng sẽ gây đau lưng kèm theo đau vùng xương chậu.

2. Thay đổi dáng đi

Khi thai nhi lớn dần theo thời gian sẽ làm bụng của mẹ to dần lên. Điều này sẽ làm thay đổi trọng tâm của cơ thể đè lên khung xương. Ngoài ra, bụng to lên các chị em sẽ phải ngã người ra phía sau để cân bằng di chuyển. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cột sống và đĩa đệm cột sống. Từ đó gây ra những cơn đau lưng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của mẹ bầu.

Nếu các chị em mang thai đôi, bụng sẽ to hơn từ đó những cơn đau lưng sẽ nặng hơn. Các chị em nên gặp bác sĩ để nhận được lời tư vấn về vấn đề những cơn đau lưng. Tránh gây ảnh hưởng trong cuộc sống hằng ngày.

Do trọng tâm cơ thể thay đổi gây tổn thương cột sống từ đó gây ra cơn đau lưng

3. Căng thẳng kéo dài và tăng cân

Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ tăng cân rất nhanh do sự phát triển của thai nhi. Điều này sẽ làm tăng trọng lượng đè lên khung xương của mẹ và gây ra những cơn đau lưng. Ngoài ra việc căng thẳng kéo dài khi mang thai cũng đóng góp đến việc đau lưng của mẹ. Thoạt nghe qua thì cả 2 vấn đề đều không liên quan đến nhau. Nhưng khi mẹ căng thẳng, các cơ trong cơ thể sẽ không thể nghĩ ngơi. Dẫn đến cơn đau lưng sẽ nặng hơn khi các cơ không đủ sức chịu đựng.

4. Động thai

Nếu mẹ bầu thường xuyên đau lưng kèm theo đau bụng, đau thắt lưng và ra máu âm đạo (đỏ tươi hoặc nâu đen) thì có thể đây là dấu hiệu của việc bị động thai. Khi xảy ra cơn đau lưng kèm các biểu hiện trên thì mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tránh tình trạng động thai kéo dài. Thông thường đau lưng hay gặp do các nguyên nhân từ cơ, dây chằng, cột sống hơn là do động thai.

Động thai là triệu chứng nguy hiểm các mẹ bầu đặc biệt lưu ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Có tiền sử bệnh đau thần kinh tọa

Các mẹ bầu có tiền sử bệnh đau thần kinh tọa sẽ có những cơn đau lưng khó chịu hơn bình thường. Biểu hiện của đau thần kinh tọa là những cơn đau ở lưng sẽ lan dần xuống phần mông và đùi. Thông thường sẽ đau một bên đùi và cơn đau sẽ tăng khi hoạt động mạnh. Những mẹ bầu đã từng bị đau thần kinh tọa sẽ có nguy cơ mắc lại rất cao và kèm theo cơn đau lưng khi mang thai.

Một số phương pháp giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả

Bị đau lưng khi mang thai ở những tuần đầu tiên sẽ rất khó khăn với các mẹ bầu. Đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Do những triệu chứng như ớn nghén, mệt mỏi, sẽ làm các mẹ bầu khó khăn hơn trong sinh hoạt. Các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để hạn chế ngay cơn đau lưng:

1. Tập thể dục nhẹ

Nếu mẹ bầu thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ như đi bộ, đạp xe tại chỗ, thiền, bơi lội,... Sẽ giúp các bó cơ trong cơ thể mẹ phát triển tốt hơn giúp chống đỡ khung xương tốt hơn.

Ngoài ra tập yoga cũng là lựa chọn tuyệt vời. Khi tập yoga, cơ thể mẹ sẽ vận động toàn diện hơn giúp mẹ khỏe khoắn hơn và giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Luyện tập thể dục sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc sinh nở

2. Ăn uống đều độ

Mẹ bầu không nên ăn một bữa quá nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn ra thành nhiều bữa khác nhau. Nhằm đáp ứng cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ ăn ít hơn ở mỗi bữa, từ đó kiểm soát được việc tăng cân của mẹ. Khi cân nặng tăng đều và chậm hơn sẽ giúp khung xương thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.

3. Bổ sung canxi và ma giê

Mẹ bầu có thể bổ sung canxi và ma giê để xương tăng độ dẻo dai và giúp mẹ giảm đau lưng. Các loại thực phẩm như rau xanh, lòng đỏ trứng, đậu hoặc các sản phẩm từ sữa có chứa rất nhiều sắt và ma giê. Ngoài ra mẹ bầu có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực phẩm là nguồn bổ sung can xi và ma giê hữu hiệu

4. Không đi giày cao gót và hoạt động mạnh

Khi mẹ bầu đi giày cao gót sẽ làm trọng tâm cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn. Khi này các mẹ sẽ phải gồng để kéo cơ thể về phía sau để cân bằng. Chính điều này sẽ làm tổn thương xương sống và các cơn đau lưng sẽ nặng hơn

Nếu mẹ vận động mạnh khi mang thai các bó cơ sẽ không có thời gian hồi phục. Từ đó cơ thể sẽ không đủ sức để nâng đỡ khung xương dẫn đến các cơn đau lưng khó chịu.

Tổng kết

Đau lưng khi mang thai tuần đầu là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Mẹ bầu nên áp dụng những phương pháp trên giúp cải thiện tình trạng đau lưng. Tuy nhiên một số trường hợp có kèm dấu hiệu khác, mẹ nên đến bác sĩ khám kịp thời. Mong rằng mẹ bầu sẽ hiểu hơn về vấn đế này và có cách phòng ngừa phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen