2 dấu hiệu trẻ không bình thường mà ba mẹ cần chú ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có nhiều lý do khiến ba mẹ đôi khi không quan tâm đến 2 dấu hiệu trẻ không bình thường dưới đây. Từ đó, bỏ qua thời điểm vàng để kịp thời chữa trị cho trẻ.

Dấu hiệu trẻ không bình thường do bại não

Một trong những bệnh có biểu hiện bất thường sớm là bệnh bại não. Trong thời kì sơ sinh đến mẫu giáo, bệnh bại não mang lại nhiều tác hại khôn lường.

Trẻ mắc bệnh bại não thường có dấu hiệu căng cứng các cơ

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: khi được bế, đầu trẻ hay ngã ngửa hay cả cơ thể trẻ cũng có cảm giác căng cứng. Ba mẹ sẽ cảm thấy tay chân trẻ hoặc co cứng hoặc mềm nhũn. Có những trẻ, khi được bế lên thì chân căng cứng và vắt chéo nhau như hình cái kéo.

Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: trẻ không lăn theo cả hai hướng. Nhiều bé không thể chắp tay và gặp khó khăn khi đưa tay lên miệng.

Trẻ lớn hơn 10 tháng tuổi: trẻ chậm chạp khi bò. Mông và đầu gối hoạt động bình thường nhưng không bò trên tất cả bốn chi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phát hiện sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của bệnh bại não

Nhìn chung, trẻ mắc chứng bại não có những dấu hiệu bất thường có thể nhìn thấy. Ví dụ như thiếu cân bằng các phản xạ cơ bắp. Mỗi khi vận động như bò, đi thì có biểu hiện rung và chậm chạp bất thường. Có thể trẻ đi bằng ngón chân, dáng đi không cân xứng.

Bên cạnh đó, trẻ chảy nước dãi quá nhiều và khó khăn khi nuốt. Giọng nói của trẻ nhỏ hoặc không rõ ràng, trẻ còn bị chậm nói. Thậm chí, trẻ hay lên cơn động kinh. Khi thấy dấu hiệu trẻ không bình thường như trên, ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Nhờ vậy, trẻ có thể sẽ kịp thời được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Dấu hiệu trẻ không bình thường về tâm lý

Ba mẹ thường cho rằng những đứa trẻ thường khó chịu, hay cãi, bất hợp tác… là do tính cách của chúng. Nếu những hành động trên chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu trong một thời gian dài thì có thể trẻ đang mắc chứng rối loạn thách thức chống đối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mắc chứng rối loạn chống đối rất hay giận dữ

Chứng rối loạn thách thức chống đối thường xuất hiện trước khi trẻ 8 tuổi. Tuy nhiên, để chẩn đoán trẻ có phải mắc chứng rối loạn chống đối hay không khá khó khăn. Bởi vì các biểu hiện của trẻ dễ bị nhầm nhầm lẫn với việc trẻ có cá tính mạnh.

5 dấu hiệu không bình thường của chứng rối loạn thách thức chống đối

  • Các bé thường xuyên tức giận và rất dễ mất bình tĩnh.
  • Trẻ mắc chứng rối loạn chống đối rất nhạy cảm và hay cảm thấy khó chịu. Vì thế trẻ dễ bị kích động hoặc bị ảnh hưởng bởi người khác.
  • Con luôn có khuynh hướng từ chối thực hiện những yêu cầu của người lớn. Thậm chí cố tình vi phạm quy tắc. Nhiều bé luôn đặt ra câu hỏi ngược là tại sao phải theo quy tắc.
  • Trẻ hay cãi lại người lớn, đặc biệt là bố mẹ, ông bà hoặc giáo viên.
  • Trẻ có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác về những hành vi sai trái của mình. Thậm chí, còn có thói quen hằn học và căm ghét một ai đó.

Trẻ có khuynh hướng chống lại bố mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những trẻ bị mắc chứng rối loạn chống đối cũng dễ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Những trẻ này thường hay lo lắng và dễ bị trầm cảm.

Làm gì khi trẻ mắc chứng rối loạn thách thức chống đối?

Khác với các chứng bệnh có dấu hiệu bất thường về sinh lý, bệnh tâm lý cần sự sát cánh của ba mẹ bên cạnh điều trị y tế. Để điều trị trẻ bị rối loạn chống đối, cần đến những liệu pháp tâm lý. Điều này cần có sự hợp tác giữa bố mẹ và trẻ. Không nhất thiết cho trẻ dùng thuốc để điều trị rối loạn chống đối xã hội.

Thay lời kết

Một khi nhận ra dấu hiệu trẻ không bình thường về sinh lý hay tâm lý, cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đi thăm khám. Việc phát hiện kịp thời luôn là cơ hội vàng cho khả năng được chữa trị của trẻ.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng