Dấu hiệu thai nhi khoẻ mạnh 3 tháng giữa là mẹ tăng cân đều, thai đạp nhiều, đi tiểu thường xuyên… Những dấu hiệu này cho thấy thai nhi đang phát triển khoẻ mạnh. Nếu không có những dấu hiệu nào dưới đây, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy thăm khám bác sĩ định kì để được kiểm tra sức khoẻ thai nhi chính xác nhất.
Những dấu hiệu thai nhi khoẻ mạnh 3 tháng giữa
1. Thai nhi cử động nhiều, đạp nhiều
Từ tuần thứ 18, mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những chuyển động của bé: những cú xoay, đạp… Đặc biệt thai nhi tầm tháng 6 còn phản ứng với các âm thanh bên ngoài. Để theo dõi được bé có phát triển khỏe mạnh hay không thì mẹ bầu có thể tìm hiểu về số lần cử động thai trong 3 tháng giữa.
Những hành động thông thường của bé mà bạn có thể đếm tới 10 lần trong 2 tiếng. Đó là những cú rướn người, cuộn, đá, quay tròn và thọc mạnh. Những cử động này sẽ giảm bớt dần đi khi sang tháng thứ 9 nhưng nếu bạn không thấy trong những tháng đầu thì đó là dấu hiệu không bình thường.
2. Mẹ đi tiểu thường xuyên
Mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường là một trong những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa. Đây là hiện tượng mà mẹ sẽ bắt gặp là thường xuyên. Thai nhi trong bụng phát triển nên tử cung của mẹ sẽ giãn ra nhiều. Từ đó bàng quang bị chèn ép và bạn sẽ muốn đi vệ sinh nhiều hơn. Thói quen này sẽ diễn ra liên tục trong thời gian mang thai, đặc biệt vào cuối thai kì.
3. Mẹ có cảm giác đau nhẹ
Sức khỏe 3 tháng giữa thai kỳ có thể mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể. Mẹ sẽ cảm thấy nặng nề, di chuyển khó khăn, hay mệt mỏi do bé lúc này đã phát triển khá lớn. Khi trọng lượng tăng lên nên mẹ thường xuyên bắt gặp những hiện tượng đau lưng, mỏi người.
Gợi ý cho mẹ là nên học một khoá yoga nhẹ nhàng hoặc có thể dùng máy massage để thư giãn. Tuy nhiên nếu những dấu hiệu này diễn ra quá mức hay liên tục mẹ nên lưu tâm và tìm học bác sĩ nhé. Trong giai đoạn mang thai mẹ đừng chủ quan hiện tượng nào nhé.
4. Mẹ tăng cân đều đặn là dấu hiệu thai nhi khoẻ mạnh 3 tháng giữa
Trong ba tháng đầu, mức tăng cân lý tưởng nhất là là 1kg. Tương tự, ba tháng giữa mẹ bầu tăng 5kg và những tháng cuối lên đến 6kg. Một số mẹ bầu trải qua quá trình thai nghén có thể sẽ giảm cân nhẹ hoặc giữ nguyên số cân, tuy nhiên đã số mẹ bầu vẫn tăng trung binh từ 0,9 – 1,8kg. Nếu bạn thấy mỗi tuần đều tăng lên khoảng 0,3kg – 0,5kg vào 3 tháng giữa và cuối kỳ thì là dấu hiệu em bé phát triển khỏe mạnh bình thường.
Trong giai đoạn này, mẹ cần ăn uống cân bằng dinh dưỡng đủ các món chất. Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để cung cấp các dưỡng chất cho thai nhi đầy đủ và mẹ tăng cân hợp lý.
5. Ngực căng đau
Hiện tượng ngực bị căng sưng, tức đau trong 3 tháng giữa cho thấy thai nhi đang phát triển khoẻ mạnh. Việc này báo hiệu cho mẹ biết rằng cơ thể đang tạo ra sữa để chuẩn bị những giai đoạn đầu tiên cho con bú.
6. Nhịp tim của thai nhi
Được biết nhịp tim thai nhi dao động trong khoảng 110 – 160 nhịp/phút cho thấy bé đang phát triển tốt. Để biết được tình trạng sức khỏe và chính xác nhịp tim bé dao động trong khoảng bao nhiêu, mẹ cần khi khám để được bác sĩ để được đo chính xác nhất. Không thể dựa theo cảm tính để đánh giá sức khoẻ cua thai.
Mẹ bầu cũng có thể sờ vào bụng mình để cảm nhận được nhịp tim của bé. Với phương pháp này bạn có thể định hình được thai nhi có phát triển bình thường hay không.
7. Nồng độ đường huyết của cơ thể mẹ bình thường
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu bị bệnh tiểu đường có thể gây nên nhiều biến chứng đáng lo. Nguyên nhân của bệnh này là nhu cầu được cung cấp năng lượng cao nên cơ thể cần lượng đường để bổ sung. Nội tiết tố cũng tăng cao để bé phát triển, từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu. Đối mặt với việc này, mẹ cần sự trợ giúp của bác sĩ để chữa trị và khác phục. Các dấu hiệu của bệnh này là khát nước, đi đái nhiều lần, vùng kín nhiễm nấm… Nếu mắc phải bệnh này, trẻ dễ bị ảnh hưởng đến não bộ, hạ canxi máu, đa hồng cầu…
Nếu xét nghiệm nồng độ bình thường thì thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh.
Kết luận
Dấu hiệu thai nhi khoẻ mạnh 3 tháng giữa kể cho thấy quá trình mang thai đang diễn ra tốt. Những dấu hiệu này mang tính tham khảo cao. Để theo dõi được chính xác tình trạng sức khỏe của hai mẹ con thì bạn nên thường xuyên đi khám tại những bệnh viện uy tín.
Xem thêm:
- Tại sao uống thuốc tránh thai mà vẫn mang thai?
- Bố mẹ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
- 7 cách cải thiện chất lượng trứng để nhanh có thai
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!