Dấu hiệu thai máy cho biết bé yêu đang lớn lên và phát triển trong bụng mẹ. Nhưng dấu hiệu thai máy như thế nào là bình thường và như nào là bất thường?
Dấu hiệu thai máy là như thế nào?
Những cử động của thai nhi như vặn mình, quay người, khua chân, tay, .. đều được gọi là thai máy. Em bé thường bắt đầu có những chuyển động từ tuần thứ 7-8 nhưng lúc này thai nhi còn rất nhỏ nên hầu như các bà mẹ sẽ không cảm nhận được.
Chỉ khi bước sang tuần thứ 16-17 (với các mẹ mang thai lần 2 trở đi) hoặc tuần thứ 20-22 (với mẹ lần đầu mang thai) thì người mẹ mới thực sự cảm nhận được điều tuyệt vời của một sinh linh bé bỏng đang lớn lên trong bụng mình.
Nhưng dấu hiệu thai máy là như thế nào? Làm thế nào để biết được đó là thai nhi đang máy? Thật khó để giải thích điều này bởi cảm nhận của mỗi người phụ nữ rất khác nhau. Một số mẹ nói rằng, khi em bé cử động thì cảm giác tựa như bướm bay trong bụng. Một số mẹ thì thấy như có gì đó sôi lục bục trong bụng.
Để nhận biết rõ dấu hiệu thai máy, tốt nhất là mẹ nên ăn uống chút gì đó (một cốc nước cam hoặc một chiếc bánh), chọn góc yên tĩnh và nằm xuống. Cách này sẽ giúp mẹ cảm nhận tốt nhất là bé đang chuyển động.
Những dấu hiệu thai máy cho thấy bé phát triển tốt
Số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là 16 – 45 lần; khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai máy là 50 – 75 phút. Mẹ có thể không cảm nhận được cử động của thai nhi trong khoảng thời gian bé ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi thường kéo dài 20 – 40 phút, hiếm khi quá 90 phút.
Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28-32, sau đó giảm chút ít khi sắp sinh. Ở thời điểm chuẩn bị sinh, số lần thai máy trung bình trong 1 giờ khi thai hoạt động là 31.
Theo dõi dấu hiệu thai máy là cách tốt nhất để mẹ có thể tự mình kiểm tra xem bé yêu có đang phát triển tốt trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối.
Cách theo dõi thai máy như sau
– Tốt nhất là mẹ nên đếm cử động thai sau ăn no. Nên đếm cử động thai 2 – 3 lần trong ngày, vào những giờ cố định.
– Mẹ bầu cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm cử động thai. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.
– Đếm số đợt thai nhi cử động trong vòng một giờ.
Một thai nhi khỏe mạnh là khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
Dấu hiệu thai máy như thế nào là bất thường?
Theo dõi thai máy sẽ giúp mẹ đánh giá đầy đủ và chính xác về sức khỏe thai nhi, đồng thời cảm nhận được niềm hạnh phúc trào dâng khi ngày chào đón bé yêu đang đến gần. Tuy nhiên có những dấu hiệu thai máy mà mẹ không nên xem thường, đó là:
Em bé trong bụng máy đạp ít
Nếu một hôm nào đó bé yên ắng, ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thể áp dụng một số cách như sau để kích thích phản ứng đạp của bé:
– Chuyển từ một hoạt động này sang hoạt động khác hoặc đổi động tác, tư thế như đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng, mẹ có thể thử nằm ngửa rồi đổi sang nằm sấp một lúc. Khi đó sẽ giúp kích thích bé đạp.
– Ăn đồ ngọt như bánh, uống sữa ngọt, … và đợi từ 2-3 phút.
– Mát xa nhẹ nhàng toàn thân hoặc xoa bụng nhẹ nhàng. Với cách này không chỉ giúp kích thích để bé đạp mà còn giúp cho phát triển thể chất và trí não của thai nhi.
– Uống nước lạnh
– Dùng đèn pin soi trước bụng mẹ (nên chọn loại có ánh sáng thật dịu) như một cách giao tiếp với bé. Đây còn được xem là một phương pháp giúp kích thích, phát triển thị giác rất tốt cho em bé.
Trường hợp số lần đạp của bé ít đi đến mức chưa đến 10 lần trong 12 tiếng đồng hồ hoặc mẹ đếm số lần đạp của bé trong 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn (sáng, trưa và tối) mà không đến 10 lần thì rất có thể đây là dấu hiệu báo cho mẹ biết thai nhi có điều gì đó bất bình thường. Khi đó mẹ nên đi khám ngay lập tức để được kiểm tra.
Thai nhi máy nhiều
Theo các chuyên gia, việc thai nhi đạp nhiều sẽ tốt hơn là con đạp ít vì điều này cho thấy bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho hoạt động trong tử cung.
Tuy nhiên nếu bé đạp 20 lần liên tục trong một khoảng thời gian ngắn thì nghĩa là có điều gì không ổn, mẹ cần khẩn trương đi khám để giữ an toàn cho bé.
Xem thêm:
- Cách đếm thai máy dành cho mẹ bầu theo dõi bé yêu được an toàn
- Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường? Những điều mẹ bầu cần biết về “thai máy”!
- Thai nhi đạp nhiều có sao không và cách theo dõi thai máy dành cho mẹ