Dấu hiệu thai lưu 12 tuần thường khó phát hiện, do không có biểu hiện triệu chứng cụ thể. Nếu mẹ bầu không kịp nhận biết có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất các mẹ cần nắm được các dấu hiệu của thai lưu để có cách phòng tránh, xử lý kịp thời là điều quan trọng.
Hiện tượng thai lưu là gì?
Thai lưu (Thai chết lưu) là hiện tượng em bé chết trong bụng mẹ trước khi được sinh ra. Một số trường hợp thai nhi có thể chết trong lúc chuyển dạ hoặc trong lúc “vượt cạn”. Dựa vào thời điểm tử vong mà thai lưu được phân thành hai loại, với các đặc điểm sau:
- Thai nhi tử vong trước tuần thứ 20 của thai kì: Giai đoạn này thường khó phát hiện do không có biểu hiện cụ thể. Vì vậy mẹ nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện kịp thời.
- Thai chết lưu từ tuần thứ 20 của thai kì trở lên: Một số triệu chứng mẹ bầu có thể cảm nhận rõ như xuất huyết nghiêm trọng, không có dấu hiệu thai máy và đau bụng dữ dội,…
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thai lưu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai lưu, có thể là do bệnh lý từ người mẹ hoặc các yếu tố khác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai lưu. Tốt nhất mẹ nên tìm hiểu kỹ để phòng tránh rủi ro này:
Từ phía người mẹ
- Mẹ bầu mắc một số bệnh lý mạn tính: Sản phụ mắc các bệnh lý như tiểu đường, viêm gan, suy thận, thiếu máu, huyết áp cao, giang mai,… sẽ có nguy cơ thai lưu rất cao.
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không đủ để thai nhi phát triển
- Cảm xúc của người mẹ không ổn định, tình trạng căng thẳng hay lo âu kéo dài.
- Một nguyên nhân khác có thể do tử cung của người mẹ bị dị tật bẩm sinh
Từ phía thai nhi
- Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát triển của thai như: Dây rốn bị xoắn quấn vào cổ hoặc bị chèn ép, nước ối quá nhiều hoặc quá ít,… Cũng gây ra hiện tượng thai lưu
- Dị dạng ở thai nhi như: Não bị úng thủy, vô sọ,… hoặc do đa thai phát triển không đồng đều, làm một trong hai thai bị chết
- Nhóm máu của thai nhi bất đồng với nhóm máu người mẹ
Cho dù là vì nguyên nhân gì, mẹ bầu cũng đừng nên quá bi quan và đau buồn. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn lấy thai kịp thời. Để tránh các rủi ro gây ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân.
Dấu hiệu thai lưu 12 tuần thường gặp
Thai nhi 12 tuần tuổi vẫn ở giai đoạn của thai kỳ. Chính vì chưa phát triển toàn diện nên dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng và rất khó để nhận biết. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nắm một số dấu hiệu cơ bản dưới đây để xử lý kịp thời.
Dấu hiệu thai lưu 12 tuần gồm các biểu hiện bất thường như máu từ âm đạo có màu sẫm. Đồng thời triệu chứng ốm nghén khi mang thai giảm dần, không cảm nhận được thai máy. Hoặc mẹ cũng có thể lưu ý khi thấy bụng bầu không to lên nữa. Những triệu chứng bất thường này chính là dấu hiệu cơ bản cho thấy thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, dấu hiệu thai lưu còn có một số biểu hiện khác mẹ cần lưu ý thêm:
- Chóng mặt, sốt cao không có dấu hiệu giảm
- Đau bụng vùng dưới rốn không rõ nguyên nhân
- Đau lưng dữ dội
- Không phát hiện được nhịp tim của thai nhi
- Thường xuyên bị chuột rút
- Không cảm nhận được các chuyển động của thai nhi
Dấu hiệu thai lưu 12 tuần có thể bao gồm các triệu chứng nói trên. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng này cũng được cho là thai chết lưu. Tốt nhất các mẹ nên đi thăm khám thai thường xuyên. Để giúp mẹ kiểm soát được tình hình của thai nhi, cũng như phát hiện kịp thời các rủi ro xấu.
Xử lý thế nào khi phát hiện dấu hiệu thai lưu 12 tuần?
Trước tiên, thai phụ và gia đình cần giữ bình tĩnh là trên hết. Đừng quá đau buồn hay đổ lỗi cho bản thân không giữ được con. Điều này dễ gây ra chứng trầm cảm ở sản phụ rất nguy hiểm. Không nên giải quyết mọi chuyện tại nhà, hoặc giấu kín chuyện này. Bởi vì càng để thai lưu bên trong bụng mẹ, sẽ càng gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
Lúc này hãy đến phòng khám chuyên khoa gần nhất để được siêu âm và tư vấn biện pháp lấy thai phù hợp nhất. Một số phương pháp xử lý thai lưu tại bệnh việc được áp dụng như:
- Mổ lấy thai: Do thai còn nhỏ để thực hiện biện pháp sinh thường (nếu thai lưu trên 27 tuần tuổi). Bác sĩ sẽ thực hiện mổ lấy thai ra khỏi bụng mẹ.
- Nong cổ tử cung và hút: Bác sĩ sẽ nong cổ tử cung của mẹ và dùng dụng cụ để hút thai nhi ra ngoài.
Sản phụ khi gặp vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề. Vì vậy gia đình và người chồng phải an ủi và luôn bên cạnh để giúp họ vượt qua giai đoạn này!
Xem thêm:
-
Thai lưu 3 tháng đầu – Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh tốt nhất cho mẹ bầu
-
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý thai lưu 10 tuần cho các mẹ bầu
-
Thai lưu có đau bụng không? Thai lưu có biểu hiện như thế nào?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!