Dấu hiệu thai không phát triển có thể kể đến là không có nhịp tim, chiều cao của thai nhi bất thường, chảy máu đột ngột, vỡ ối, nồng độ hCG giảm đột ngột,…
Mang thai chắc chắn là một trong những tin vui đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, một số mẹ trong quá trình mang thai không giữ được con của mình. Để tránh được tình trạng này, chúng ta cần nhận biết những dấu hiệu thai không phát triển để kịp thời có hướng xử lý thích hợp. Cùng theAsianparent Việt Nam tham khảo các thông tin trong bài viết nhé!
- Nguyên nhân thai nhi không phát triển
- Mẹ bầu nào dễ bị tình trạng phôi thai ngừng phát triển?
- Các dấu hiệu thai ngừng phát triển trong bụng mẹ
- Cách điều trị thai nhi chưa phát triển
Nguyên nhân thai nhi không phát triển
Thai rỗng là tình trạng có túi thai nhưng không có phôi thai. Thai rỗng xảy ra khi trứng trong tử cung đã được thụ tinh nhưng không phát triển sang giai đoạn tiếp theo để trở thành phôi thai.
Nguyên nhân khiến thai nhi không phát triển là do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém. Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là: nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, uống rượu hoặc bị dị tật tử cung.
Mẹ đã biết chưa?
Mẹ bầu nào dễ bị tình trạng phôi thai ngừng phát triển?
Có thể nói bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng tiềm ẩn nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thai không phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên, những mẹ bầu sau đây sẽ có tỷ lệ mắc phải tình trạng này cao hơn người bình thường:
– Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi. khả năng thụ thai ở độ tuổi này đã giảm sút và nếu có thai thì sẽ mắc dị tật bẩm sinh và sảy thai hơn.
– Phụ nữ có những bất thường về tử cung như u xơ tử cung, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng…
– Phụ nữ bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cường giáp, nhược giáp, bệnh lý về thận…
Nếu nằm trong danh sách những đối tượng trên, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi muốn có thai. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có ý định có thai để được tư vấn nhé.
Các dấu hiệu thai không phát triển trong bụng mẹ
Không có nhịp tim
Bạn có thể nghe thấy nhịp tim thai nhi từ tuần thứ 9. Tuy nhiên, âm thanh này trong thời kỳ đầu mang thai rất khó để nghe thấy. Nguyên nhân của tình trạng trên là do vị trí của thai nhi. Trong một số trường hợp xấu, đây là dấu hiệu báo thai nhi đã không còn phát triển nữa.
Chiều cao của thai nhi bất thường
Đo chiều cao là cách bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe của con. Phương pháp này thường được sử dụng khi tuổi thai được 12 đến 14 tuần.
Chiều cao cơ bản của thai nhi được tính từ đỉnh xương chậu đến đỉnh bụng và sẽ tăng thêm 2 cm so với tuổi thai. Ví dụ, khi thai được 32 tuần, chiều cao bình thường từ 30 đến 34 cm. Nếu chiều cao của con quá thấp hoặc quá cao mẹ nên đến bác sĩ để được khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu túi thai không phát triển.
Nồng độ hCG giảm đột ngột
Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi không phát triển. hCG là hormone thai kỳ được sản xuất khi phụ nữ mang thai. Hormone này được phát hiện bằng cách sử dụng que thử thai tại nhà và kết quả của que là dương tính. Mặc dù nồng độ hCG có sự dao động trong thời kỳ mang thai, hCG giảm dưới mức bình thường là vấn đề đáng lo ngại.
Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR)
IUGR cho biết thai nhi trong bụng mẹ nhỏ hơn so với dự kiến. Đây là một vấn đề nguy hiểm mà các bà bầu cần lưu ý. Nếu nhau thai không làm nhiệm vụ của mình, thai nhi có thể ngừng phát triển.
Chảy máu đột ngột
Ra máu đột ngột là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị sảy thai. Khi mới mang thai, chảy máu ít là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chảy máu nhiều thì có thể đây là dấu hiệu của thai chết lưu, dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu.
Vỡ ối
Nước ối là chất lỏng bao quanh để bảo vệ thai nhi. Nếu bạn bị vỡ ối thì đây có thể là dấu hiệu thai không phát triển. Bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Chuột rút gây khó chịu khi mang thai
Nhìn chung, chuột rút khi mang thai là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút diễn ra nhiều lần và gây đau đớn hơn thì đó có thể là dấu hiệu của việc sảy thai.
Kết quả siêu âm bất thường
Trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn nên siêu âm để kiểm tra vị trí, sự phát triển và kích thước của thai nhi. Nếu bác sĩ không phát hiện được chuyển động của thai nhi, kết quả thông báo với gia đình sẽ rất tiêu cực.
Mẹ đã biết chưa?
Sốt cao
Sốt cao khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đừng coi thường việc sốt cao vì nó có thể là dấu hiệu của việc sảy thai.
Thai nhi không có sự chuyển động trong tam cá nguyệt thứ ba
Sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ là dấu hiệu cho thấy con đang lớn và phát triển bình thường. Nếu chuyển động của thai nhi đột ngột dừng lại hoặc bị chậm trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc này có thể cứu được con trước khi quá muộn.
Cách điều trị thai nhi chưa phát triển
Thai nhi chưa phát triển có thể được phát hiện qua siêu âm thai. Sau khi phát hiện có thai trống, bác sĩ sẽ đề nghị một số phương án. Chẳng hạn, mẹ có thể nạo phá thai, uống thuốc kích thích sảy thai hoặc để sảy thai tự nhiên. Tuy nhiên sảy thai tự nhiên là lựa chọn mang nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con nên cách làm này thường không được khuyến khích.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về dấu hiệu thai không phát triển. Nếu có những triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm:
- Những nguyên nhân phổ biến gây ra sảy thai
- Các loại rau quả làm tăng nguy cơ sảy thai
- Dấu hiệu sảy thai non là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai non?