Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5, những biểu hiện rõ rệt mẹ bầu nên cảnh giác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 có thể nhận biết thông qua 3 biểu hiện bên ngoài gồm tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội và chuột rút.

Thai chết lưu vào tháng thứ 5 

Bước vào 3 tháng giữa, mặc dù thai nhi đã lớn hơn rất nhiều, mức độ nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ nhất cũng giảm xuống nhưng nguy cơ thai lưu vẫn có thể xảy ra.

Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng cũng có trường hợp không thể xác định được chính xác nguyên nhân.

Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ thai chết lưu mà mẹ bầu cần chú ý như:

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đảm bảo.
  • Căng thẳng, suy nhược cơ thể trong quá trình mang thai.
  • Tử cung của người mẹ bị dị tật bẩm sinh.

  • Bà bầu mắc các hội chứng miễn dịch như: hội chứng Antiphospholipid.

    Loading...
    You got lucky! We have no ad to show to you!
    Quảng cáo
  • Nhiễm sắc thể của bố và mẹ bất thường gây khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền cho thai nhi.

  • Bất đồng nhóm máu giữa bố và mẹ do yếu tố RH (-) và RH (+).

  • Bố hoặc mẹ bị mắc bệnh giang mai.

Cũng ở giai đoạn này, các dấu hiệu thai lưu thường trở nên rõ ràng và dễ nhận ra hơn. Do đó, mẹ bầu cần hết sức thận trọng để kịp thời đi khám.

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 - Những bất thường mẹ có thể phát hiện bằng mắt thường

Thai chết lưu vào tháng thứ 5 thường sẽ có những biểu hiện báo động như đau bụng dữ dội, cảm giác bụng bị thắt chặt; chảy máu âm đạo liên tục; thai nhi không chuyển động hoặc đột nhiên cử động nhiều hay ít hơn bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng và chảy máu âm đạo

Đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của việc thai chết lưu tháng thứ 5. Chảy máu nhiều ở âm đạo liên tục (tầm trên 2 tiếng đồng hồ) hoặc chảy máu đông cục lúc này bạn cần tìm cách tới bệnh viện sớm nhất có thể.

Không cảm nhận được chuyển động của thai nhi

Đếm số lần thai máy trong thai kỳ rất quan trọng. Điều này cho bạn thấy sự tồn tại và phát triển của thai nhi trong bụng.

Nếu mẹ bầu đột ngột không cảm nhận được chuyển động của bé nữa, đó có thể là dấu hiệu cho thấy một vài bất thường của thai nhi, trong đó bao gồm thai chết lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để đếm được số lần thai máy trong bụng, bạn có thể nằm nghiêng và đếm số lần chuyển động của thai nhi trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 1 tiếng).

Đau lưng dữ dội, chuột rút

Tình trạng đau lưng hay bị chuột rút là chuyện bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này xuất hiện quá dày đặc và đau đớn vượt mức thông thường thì lại hoàn toàn khác. Và đây cũng chính là dấu hiệu thai lưu mà chị em thường chủ quan không để ý tới.

Ngoài ra còn các biểu hiện khác như tử cung không phát triển, không thấy tim thai, lượng nước ối ít hoặc nhiều một cách bất thường,... Tuy nhiên các dấu hiệu này chỉ có thể nhận thấy thông qua các xét nghiệm hoặc thiết bị y tế tại bệnh viện mà thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần làm gì khi bị thai lưu tháng thứ 5 

Ngay khi có các dấu hiệu bất thường như trên, chị em cần đi khám sớm để bác sĩ thăm khám kịp thời và có hướng xử lý phù hợp.

Các trường hợp thai lưu đều không thể cứu được mà chỉ có biện pháp duy nhất là lấy thai ra và điều trị cho đến khi chị em bình phục hoàn toàn.

Với thai lưu khi ở tháng thứ 5, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc phá thai, thuốc giục sinh để thúc đẩy co bóp tử cung, đẩy thai nhi xuống, tạo quá trình chuyển dạ đưa thai nhi ngừng phát triển ra ngoài.

Để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo được an toàn, chị em cần chờ ít nhất 6 tháng sau thai lưu mới nên có thai lại. Đồng thời cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:

  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không
  • Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,...
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi
  • Xét nghiệm nội tiết tố.
  • Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.

Cuối cùng, bạn nên chú trọng cải thiện chế độ dinh dưỡng và nếp sinh hoạt lành mạnh, nhằm đảm bảo thể chất tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương