Những dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8 và hướng xử lý của bác sĩ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8 có dễ nhận biết hay không? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lòng này và thường các bác sĩ sẽ xử lý ra sao?

Thai chết lưu là gì?

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Trung, Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y dược TP.HCM thì hiện tượng thai chết lưu, hay còn gọi là thai lưu, là từ dùng để chỉ những trường hợp em bé chết trong bụng người mẹ.

Có 2 nhóm thai chết lưu:

  • Dưới 20 tuần tuổi với nguyên nhân phổ biến là bất thường về cấu trúc di truyền, nhiễm trùng bào thai.
  • Sau 20 tuần tuổi và được chia ra tiếp làm 3 nhóm, đó là thai chết lưu sớm – xảy ra từ 20-27 tuần; thai chết lưu muộn xảy ra từ 28-36 tuần; và thai lưu đủ tháng – xảy ra từ sau 37 tuần.

Nguyên nhân thai chết lưu ở tháng thứ 8

Hầu hết các trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố có thể khiến sự việc đau lòng này xảy ra như:

  • Dị tật bẩm sinh: bất thường về nhiễm sắc thể ở trẻ hoặc dị tật bẩm sinh, như chứng thiếu não, là nguyên nhân của 14% trường hợp thai chết lưu.
  • Nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn, strep nhóm B, herpes sinh dục, và bệnh giang mai.
  • Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách sớm khỏi thành tử cung. Nguy cơ thai chết lưu phụ thuộc vào mức độ tách lớp, với mức độ phân tách từ 50% trở lên thường gây ra thai chết lưu.
  • Tai nạn dây rốn chẳng hạn như dây rốn thắt nút, sa dây rốn, hoặc quấn chặt quanh cổ em bé, cũng khiến thai chết lưu ở tháng thứ 8. Tuy nhiên cũng có khá nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra với dây quấn quanh cổ mà không gây ra vấn đề gì.

Những dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8

Thai chết lưu ở tháng thứ 8 có thể xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nhưng các bác sĩ thường hướng dẫn thai phụ mang thai từ 28 tuần theo dõi số lần đạp của thai nhi ít nhất một lần mỗi ngày.

Nếu số lần đạp ít hơn thường lệ và gây lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm để kiểm tra xem thai nhi trong bụng có đang an toàn hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Trung thì thông thường sau khi ăn trong vòng một tiếng, nếu mẹ bầu cảm nhận thai đạp bụng trên 4 lần, nghĩa là bé vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, nếu không cảm nhận được, sản phụ nên đi khám để được phát hiện sớm những bất thường.

Các dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8 cảnh báo khác có thể bao gồm đau bụng hoặc lưng dữ dội và chảy máu âm đạo vì điều này có thể báo hiệu nhau bong non. Hãy luôn thận trọng, không xem thường bất cứ biểu hiện nào và gọi cho bác sĩ nếu mẹ lo lắng.

Các yếu tố tiềm năng dẫn đến nguy cơ cao khiến thai chết lưu

  • Chấn thương vùng bụng bầu liên quan đến tai nạn xe cơ giới, ngã hoặc bạo lực gia đình.
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy có kiểm soát (cả kê đơn và không kê đơn) trong thời kỳ mang thai.
  • Tiền sử sinh non, nhiễm độc máu hoặc thai nhi chậm phát triển trong tử cung trong một lần mang thai trước.
  • Chăm sóc sức khoẻ thai phụ không tốt.
  • Tiền sử thai chết lưu, sẩy thai hoặc tử vong sơ sinh (chết trong 28 ngày đầu sau sinh.
  • Tuổi người mẹ lớn hơn 35 hoặc dưới 20 khi mang thai.
  • Tình trạng sức khỏe của bà mẹ, đặc biệt là huyết áp cao và bệnh tiểu đường, cùng với bệnh lupus, bệnh thận và một số rối loạn đông máu.
  • Béo phì
  • Tiền sản giật
  • Liên quan đến chủng tộc: tỷ lệ thai chết lưu ở phụ nữ da đen cao hơn phụ nữ da trắng bất kể tình trạng kinh tế xã hội nào.
  • Tư thế ngủ, một số nhà nghiên cứu tin rằng ngủ ở tư thế nằm ngửa làm tăng nguy cơ.
  • Mẹ hút thuốc trước và trong khi mang thai.
  • Song thai (và đa thai khác).

Bác sĩ sẽ xử lý thai chết lưu ở tháng thứ 8 ra sao?

Trong trường hợp nghi ngờ không còn nhịp tim thai, các bác sĩ sẽ muốn xác nhận qua thao tác siêu âm. Khi đã xác định chắc chắn tim thai của con không còn và kết luận thai chết lưu, bác sĩ sẽ thông báo cho thai phụ và gia đình. Đồng thời sẽ cho thai phụ thời gian ổn định tâm lý, tiến hành các xét nghiệm khác cần thiết như nhóm máu, chức năng đông máu,… trước khi đưa thai nhi ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Bác sĩ có thể can thiệp bằng thuốc hoặc dùng các thủ thuật khác để đưa thai nhi ra ngoài. Về nguyên tắc, khi thai nhi đã chết lưu, bác sĩ vẫn cố gắng để người mẹ sinh thường, tránh mổ lấy thai, trừ trường hợp rất đặc biệt có thể nguy kịch đến tính mạng sản phụ như thai nhi chết lưu quá to, mẹ bệnh suy tim nặng, có sẹo mổ trên tử cung nhiều lần”, bác sĩ Trung cho hay.

Tạm kết 

Điều rủi ro nhất khi mang thai là em bé không còn và đây là điều không bà mẹ nào muốn xảy đến với mình. Vì thế, để hạn chế tối đa, hãy chăm sóc bản thân thật tốt và đúng cách, và đi khám thai đúng theo lịch hẹn của bác sĩ các chị em nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu