Dấu hiệu sảy thai non thường gặp nhất là chảy máu âm đạo, đau thắt bụng, tăng nhiều tiết dịch âm đạo… Sảy thai non thường xảy ra với các phụ nữ từ 35 đến trên 45 tuổi, mắc các bệnh như tiểu đường hoặc lupus, hút thuốc, sử dụng thuốc và rượu.
- Dấu hiệu sảy thai non thường gặp là gì?
- Chẩn đoán sảy thai non của bác sĩ
- Nguyên nhân dẫn đến sảy thai non là gì?
- Liệu người mẹ có khả năng mang thai tiếp theo?
- Bao lâu thì người mẹ có khả năng mang thai tiếp theo?
Dấu hiệu sảy thai non thường gặp là gì?
Sảy thai non hay còn gọi là sảy thai tự nhiên là hiện tượng mẹ bầu bị mất thai trong 3 tháng đầu thai kỳ (13 tuần đầu tiên). Tình trạng này xảy ra khá phổ biến với tỷ lệ khoảng 10%. Chảy máu âm đạo là dấu hiệu cảnh báo sảy thai non. Lượng máu biến đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng, máu đỏ tươi hoặc vón cục. Hiện tượng máu biến đổi này có thể xuất hiện rồi biến mất trong vòng vài ngày.
Mẹ có thể quan tâm:
Dấu hiệu sảy thai 7 tuần mẹ cần nắm rõ để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ
Sảy thai dễ có thai lại không? Thời điểm mang thai thích hợp sau khi mẹ bị sảy thai là khi nào?
Vấn đề chảy máu âm đạo với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ là dấu hiệu sảy thai non mà là mang thai ngoài tử cung. Một số người mẹ xuất hiện tình trạng chảy máu trong thai kỳ nhưng tự hết và thai nhi vẫn phát triển tốt. Nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng là sảy thai non thì hãy gặp trực tiếp bác sĩ để biết kết quả chính xác
Một số hiệu tượng được cho là dấu hiệu của sảy thai non như sau:
- Chảy máu âm đạo
- Âm đạo có dịch nhờn
- Chuột rút
- Đau bụng dưới
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau ngực
Chẩn đoán sảy thai non của bác sĩ
Khi đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ thường hỏi người mẹ các câu hỏi như sau:
- Thời điểm bắt đầu chảy máu?
- Lượng máu xuất ra khoảng bao nhiêu?
- Người mẹ có thường xuyên bị đau bụng hay chuột rút không?
Phải thực hiện siêu âm để kiểm tra tình phôi thai có đang phát triển bình thường hay không? Bên cạnh đó, bác sĩ kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Trong quá trình phát triển của nhau thai sẽ có sự phát triển song song của chất hCG. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm để đo nồng độ hCG trong máu của người mẹ. Nếu mức nồng độ hCG giảm đi hoặc thấp hơn bình thường thì có nguy cơ cao người mẹ bị sảy thai non.
Cách xử lý sảy thai đối với trường hợp thai nhi dưới 7 tuần thì có thể tự tiêu biến nên không cần phải nhờ vào các tác động bên ngoài. Sảy thai khi đã được 7 tuần thì có thể sử dụng thuốc hoặc biện pháp hút thai. Nhưng khi thai trên 8 tuần thì mẹ cần phải đến các cơ sở y tế để thực hiện xử lý đưa thai ra ngoài. Hiện nay có 3 phương pháp xử lý thai chết lưu gồm: kích thích gây chuyển dạ, hút thai và mổ lấy thai.
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai non là gì?
1. Quá trình thụ tinh
Nguyên nhân sảy thai sớm? Hơn 50% các trường hợp người mẹ sảy thai non là do biến cố ngẫu nhiên xảy ra khi phôi thai nhận được một số lượng nhiễm sắc thể bất thường trong quá trình thụ tinh. Nhiễm sắc thể là cấu trúc bên trong các tế bào mang gen. Đa số các tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể với tổng số 46 nhiễm sắc thể. Giống như thế, mỗi tế bào tinh trùng và trứng cũng có 23 cặp nhiễm sắc thể.
Trong quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh, hai bộ nhiễm sắc thể kết hợp với nhau tạo ra phôi thai. Nếu trứng hoặc tinh trùng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường, phôi tạo thành cũng sẽ có sự thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể. Sự phát triển phôi thai sau đó sẽ không xảy ra bình thường, dẫn đến hiện tượng sảy thai non.
2. Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi
Khả năng xảy ra hiện tượng sảy thai non tăng cao gấp hai lần đối phụ nữ lớn tuổi. Đặc biệt phụ nữ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 1/3 các phụ nữ sảy thai non.
Mẹ có thể quan tâm:
Đừng chủ quan với những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu thai kỳ này!
3. Mẹ tiêu thụ nhiều Caffeine và hút thuốc
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sảy thai non là việc mẹ bầu tiêu thụ nhiều caffeine, uống rượu và hút thuốc nhiều. Dựa vào nghiên cứu thì việc hút thuốc làm tăng nguy cơ xảy ra bất thường nhiễm sắc thể. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, việc tiêu thụ rượu làm tăng nhẹ nguy cơ sảy thai non ở mẹ bầu. Vì vậy để tốt nhất cho sự phát triển của mẹ và bé, mẹ bầu tốt nhất không nên tiêu tiêu thụ rượu hay tránh hút thuốc lá trong thai kỳ. Lưu ý, người mẹ nên tiêu thụ ít hơn 200mg cafein mỗi ngày (khoảng tầm 2 tách cà phê) được cho là giảm nhẹ nguy cơ sảy thai non.
Liệu người mẹ có khả năng mang thai tiếp theo?
Người phụ nữ sẽ luôn trăn trở liệu có còn khả năng sinh con lần thứ hai? Tin mừng là người phụ nữ hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh con. Việc sảy thai non chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ chỉ diễn ra một lần. Người phụ nữ sảy thai sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn ở lần mang thai tiếp theo. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá để cố gắng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục trong trường hợp người phụ nữ bị sảy thai non nhiều lần.
Bao lâu thì người mẹ có khả năng mang thai tiếp theo?
Sảy thai khi nào có thai lại? Sau khi bị sảy thai non 2 tuần, hiện tượng rụng trứng sẽ quay trở lại. Người phụ nữ sẽ có thể tiếp tục mang thai. Nếu muốn có thai lại thì nên kiểm tra sức khoẻ sinh sản từ 3-5 tháng trước khi có dự định mang thai. Bác sĩ sẽ giúp đánh giá liệu sức khỏe và thể trạng cơ thể người phụ nữ có thật sự thích hợp để mang thai hay không.
Người phụ nữ có tiền sử sảy thai sẽ dễ có nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng sau này. Lưu ý, người phụ nữ nên tiêm chủng đầy đủ trước khi có dự định mang thai (đặc biệt là vaccine ngừa rubella), cần xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền, kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Phụ nữ lớn tuổi trên 40 tuổi cần phải xét nghiệm kỹ càng hơn do khi mang thai dễ gặp như suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Tổng kết
Giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ cần quan sát kĩ những thay đổi của bản thân. Nếu như thấy các hiện tượng như chảy máu âm đoạn, chuột rút, đau bụng dưới thì đây là dấu hiệu phổ biến của sảy thai non. Nên hạn chế việc tiêu thụ cafein hay thức uống có cồn để giảm nguy cơ sảy thai non. Nếu những điều không may xảy đến, người phụ nữ nên chia sẻ cảm xúc thật với gia đình. Hãy luôn tin rằng những điều may mắn chắc chắn sẽ đến với mình ở lần mang thai tiếp theo.
Xem thêm:
- Những nguyên nhân phổ biến gây ra sảy thai
- Các loại rau quả làm tăng nguy cơ sảy thai
- Dọa sảy thai là gì? Phải chăm sóc như thế nào khi doạ sảy thai?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!