Dấu hiệu mang thai trứng trống và cách xử trí cho mẹ bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những dấu hiệu mang thai trứng trống cũng giống như các dấu hiệu mang thai thông thường, tuy nhiên mẹ sẽ gặp thêm các triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo,…

Mang thai trứng trống là gì?

Tinh trùng và trứng sau khi thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử tiếp tục quá trình phân bào, đồng thời di chuyển về phía tử cung để làm tổ tại đây. Thông thường sau khoảng 5 – 6 tuần, túi thai và phôi thai sẽ được hình thành.

Mang thai trứng trống (hay còn gọi là trứng rỗng) xảy ra khi túi thai hình thành và phát triển nhưng lại không có phôi thai. Vì vậy, mang thai trứng trống được xem là một hình thức sảy thai, hư thai sớm.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai trứng trống

Y học ngày nay vẫn chưa thể kết luận được một cách chính xác về nguyên nhân trực tiếp khiến mẹ bầu mang thai trứng trống. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là có liên quan đến việc gây ra thai trứng trống liên tiếp có thể kể đến:

  • Gặp vấn đề về cấu trúc gen, rối loạn nhiễm sắc thể, bất thường về sự phân chia tế bào
  • Tinh trùng hoặc trứng kém chất lượng nên ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai
  • Mẹ bầu làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi, ô nhiễm,…
  • Mẹ bầu mắc các bệnh lý mãn tính, bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn,…

Dấu hiệu mang thai trứng trống

Các dấu hiệu mang thai trứng trống thường xuất hiện vào tuần thứ 8 – 13 của thai kỳ, đôi khi còn đến trước cả khi người phụ nữ biết mình mang thai. Khi thấy các dấu hiệu này, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời:

Các triệu chứng như có thai bình thường

  • Que thử thai hiện 2 vạch: Dù không có phôi thai nhưng nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG, vì vậy khi mẹ dùng que thử thai sẽ thấy que vẫn hiện 2 vạch nhưng phôi thai lại không hề tồn tại
  • Cảm giác ốm nghén: Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi, đau nhức vùng ngực, trễ kinh nguyệt,…

Các triệu chứng khác với mang thai bình thường

Sau khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai bình thường, cơ thể của người mẹ mang thai trứng trống sẽ bắt đầu có những biểu hiện của sảy thai như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tử cung co thắt, đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội
  • Âm đạo chảy máu nhiều như máu kinh, thậm chí là nhiều hơn
  • Ngực không còn sưng hay đau nữa

Nhiều mẹ không biết mình có thai nên khi thấy đau bụng và chảy máu âm đạo lại tưởng là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Vì vậy, để có kết luận chính xác nhất, mẹ cần đi khám bác sĩ. Nếu mẹ mang thai trứng trống, hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy tử cung trống hoặc túi thai hoàn toàn rỗng, không có phôi thai.

Mang thai trứng trống điều trị như thế nào?

Mẹ mang thai trứng trống sẽ phải đối mặt với việc kết thúc thai kỳ dù sớm hay muộn. Tùy vào thời gian mang thai, tiền sử bệnh án và trạng thái tâm lý hiện tại của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp để xử lý thai trứng trống. Dưới đây là những phương pháp phổ biến:

  • Chờ đợi sảy thai tự nhiên: Nếu mẹ đang ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể có thể tự loại bỏ các mô ra ngoài mà không cần can thiệp y tế
  • Sử dụng thuốc (chẳng hạn như misoprostol) để thúc đẩy quá trình sảy thai
  • Tiến hành thủ thuật D&C để nong và nạo tử cung nhằm loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung. Phương pháp này còn có giá trị trong việc kiểm tra các mô nhằm xác định nguyên nhân sảy thai

Phụ nữ mang thai trứng trống có khả năng mang thai lại được không?

Tin mừng là bạn hoàn toàn có thể mang thai trở lại nếu đã từng không may bị trứng trống. Thời gian phù hợp để các mẹ mang thai trở lại là 3 tháng kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên mẹ bầu có lại sau khi mang thai trứng trống.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong thời gian đó, mẹ cần xây dựng lối sống lành mạnh để cơ thể nhanh chóng phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần như:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi ở lần mang thai tiếp theo
  • Hạn chế stress, căng thẳng, giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái
  • Tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh

Có thể ngăn ngừa mang thai trứng trống không?

Không may là mẹ hầu như không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng mang thai trứng trống cả. Dù không chiếm đa số nhưng vẫn có một vài mẹ bầu từng có tiền sử mang thai trứng trống lại vẫn tiếp tục mang thai trứng trống trong những lần sau.

Nếu đã nhiều lần liên tục gặp phải tình trạng này, vợ chồng nên làm một số xét nghiệm phân tích chất lượng trứng, tinh trùng,… để kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vừa rồi là những thông tin về dấu hiệu mang thai trứng trống cũng như cách điều trị cho mẹ bầu. Hy vọng mẹ đã có những kiến thức bổ ích qua bài viết này.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy