Dấu hiệu mang thai sớm nhất không phải chỉ có việc trễ ngày “đèn đỏ”; mà còn bao gồm những triệu chứng khác như mệt mỏi, tức ngực, thay đổi độ nhạy cảm với mùi,….
Sử dụng các dụng cụ thử thai, làm các xét nghiệm thai kì và siêu âm là những phương pháp chẩn đoán y khoa chuẩn xác nhất để xác định tình hình mang thai của bạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu nhận biết thai kỳ sớm dưới đây cũng sẽ là cẩm nang hữu ích tuyệt đối cho bạn tín hiệu vui về một mầm sống đã đến với cuộc sống của bạn và anh xã.
Khi nào các dấu hiệu mang thai sớm bắt đầu?
Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng tuần đầu tiên của thai kỳ được tính dựa trên ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, ngay cả khi bạn chưa thật sự mang thai. Dưới đây là bảng tóm tắt những dấu hiệu thai kỳ sớm theo tuần tuổi của thai nhi.
Tuần thai kỳ | Dấu hiệu mang thai sớm |
Tuần 1 – 4 | Đau bụng râm ran hoặc/và xuất hiện máu báo thai |
Tuần 4 | Mất kinh nguyệt |
Tuần 4 hoặc 5 | Mệt mỏi |
Tuần 4 – 6 | Buồn nôn |
Tuần 4 – 6 | Cảm giác châm chích ở ngực |
Tuần 4 – 6 | Đi tiểu nhiều lần |
Tuần 4 – 6 | Chướng bụng |
Tuần 5 – 6 | Ốm nghén |
Tuần 6 | Tâm trạng dễ thay đổi |
Tuần 6 | Thân nhiệt thay đổi |
Tuần 8 | Tăng huyết áp |
Tuần 9 | Mệt mỏi thường xuyên |
Tuần 8 -10 | Nhịp tim nhanh hơn |
Tuần 11 | Thay đổi ở ngực và đầu nhủ hoa |
Tuần 11 | Xuất hiện mụn |
Tuần 11 | Tăng cân đáng kể |
Tuần 12 | Da thay đổi |
Hiểu đúng các dấu hiệu mang thai sớm giúp các chị em sớm đón tin vui lên chức
1. Đau bụng râm ran hoặc/và xuất hiện máu báo thai
Từ tuần thứ 1 đến thứ 4, sau khi thụ tinh thành công, phôi thai hình thành và di chuyển làm tổ trên tử cung. Việc làm tổ của phôi thai dẫn làm bong tróc niêm mạc tử cung, gây nên hiện tượng xuất hiện các đốm máu (hay còn gọi là máu báo thai) và kèm theo đau bụng râm rang.
2. Mất kinh nguyệt
Khi thai nhi bắt đầu hình thành, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra nồng độ HCG (hormone hướng sinh dục tiết ra từ nhau thai). Hormone này giúp cơ thể nuôi dưỡng và duy trì thai kỳ. Với cơ chế tự nhiên, sau khi thụ thai, buồng trứng sẽ ngừng phát hành trứng cho chu kỳ kinh nghiệm tiếp theo.
Bạn nên dùng que thử thai để phát hiện bản thân có mang thai hay chưa ngay khi phát hiện trễ kinh, mà trước đó bạn có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn.
3. Mệt mỏi
Cơ thể rất dễ mệt mỏi trong thời gian mang thai. Đặc biệt triệu chứng đầu này của thai kỳ rất phổ biến. Nguyên dân là do lượng nội tiết tố progesterone của bạn tăng vọt, khiến cho bạn mệt. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để mẹ và bé luôn được khoẻ mạnh.
Mệt mỏi là dấu hiệu đầu thai kỳ dễ nhận thấy
4. Ốm nghén
Buồn nôn hay dân gian còn hay gọi là ốm nghén là hiện tượng mang thai sớm khá kinh điển và là cơn ác mộng của các mẹ bầu. Trong 3 tháng đầu, nhiều chị em bị ốm nghén từ nặng đến nhẹ, nhưng thường sẽ nặng hơn trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân có thể là do nội tiết tố.
Ốm nghén khiến cho mẹ bầu mệt mỏi
5. Thay đổi ở ngực: đau nhói, cảm giác châm chích và tăng về kích cỡ
Chị em có thể cảm nhận rõ sự thay đổi ở vòng một. Do nội tiết tố thay đổi nhanh, ngực của mẹ bầu sẽ to lên, mềm, hay có thể đau hoặc ngứa.
Thay đổi về ngực cũng là một dấu hiệu rất sớm báo hiệu mang thai. Do nội tiết tố thay đổi nhanh, ngực thai phụ to lên, mềm, cảm giác căng đầy, có thể đau hoặc ngứa trong 1 tới 2 tuần.
Thay đổi về núm vú sẽ xảy ra ở tầm tuần thứ 11. Hormone sẽ khiến ngực bạn tiếp tục phát triển. Quầng vú – khu vực xung quanh núm vú – có xu hướng trở nên sẫm màu và to hơn bình thường.
6. Đi tiểu nhiều lần
Đi tiểu thường xuyên và không tự chủ được trong thời kỳ đầu mang thai cũng hay xảy ra với thai phụ. Khi mang thai, cơ thể bạn phải bơm nhiều máu. Điều này khiến thận xử lý nhiều chất lỏng hơn bình thường, dẫn đến bàng quang của bạn chứa nhiều chất lỏng hơn. Khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
Đi vệ sinh thường xuyên cũng là một dấu hiệu mang thai sớm đáng chú ý
7. Đầy hơi hay táo bón
Sự thay đổi hormone làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Kết quả là bạn có thể cảm thấy bị táo bón. Và táo bón cũng có thể làm tăng cảm giác đầy bụng.
8. Huyết áp cao vá chóng mặt
Trong hầu hết các trường hợp, thai phụ có huyết áp bình thường hay cao có thể bị giảm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này cũng có thể gây ra cảm giác chóng mặt, vì các mạch máu bị giãn ra.
Nếu huyết áp tăng cao trong vòng 20 tuần đầu tiên cho thấy có thể có các vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể.
9. Nhạy cảm với mùi và thức ăn
Thai phụ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi xung quanh môi trường sống và thức ăn. Sự nhạy mùi này có thể gây ra buồn nôn và ói mửa.
10. Tăng nhiệt độ cơ thể
Bình thường thân nhiệt bạn sẽ tăng cao khi tập thể dục hay trời nóng. Nhưng khi mang thai, bạn cũng sẽ cảm thấy sự thay đổi này.
11. Tăng nhịp tim
Khoảng tuần thứ 8 đến 10, do thay đổi hormone, tim bạn có thể bắt đầu đập nhanh hơn và mạnh hơn, dẫn đến hiện tượng đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim. Nếu đã có vấn đề về tim mạch, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được theo dõi kỹ càng hơn.
12. Thay đổi tâm trạng liên tục
Nồng độ estrogen và progesterone của thai phụ sẽ tăng cao trong thai kỳ. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến cảm xúc thay đổi khá nhanh. Chúng ta hay gọi vui là tâm trạng “sáng nắng chiều mưa”. Không nên xem thường hiện tượng mang thai sớm này, vì nó cũng có thể dẫn đến trầm cảm thai kỳ.
Mẹ bầu rất dễ thay đổi cảm xúc trong thai kỳ
13. Nổi mụn
Khi có thai, sự tăng thể tích máu và nồng độ hormone cao hơn sẽ đẩy nhiều máu hơn qua các mạch máu. Điều này khiến các tuyến dầu trên cơ thể hoạt động nhiều hơn bình thường, khiến làn da bạn tiết nhiều dầu hơn, dẫn đến hiện tượng mụn trứng cá.
Thiên chức làm mẹ là điều thiêng liêng trong cuộc đời người phụ nữ. Các chị em đang mong ngóng một em bé còn nôn nóng hơn gấp nhiều lần. Hiểu rõ bản thân, nắm vững các kiến thức và dấu hiệu mang thai sớm sẽ giúp các bạn phần nào đỡ bồn chồn lo lắng và nhanh chóng biết được sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ.
Xem thêm:
Sảy thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không? Cách phòng tránh sảy thai mẹ nhất định phải biết
vn.theasianparent.com/dau-hieu-mang-thai-doi-som-nhat