Dấu hiệu mang thai quá ngày dự sinh là thai đã hơn 42 tuần nhưng mẹ vẫn không thấy các dấu hiệu chuyển dạ như bụng tụt, đau bụng dưới, ra dịch nhầy lẫn máu, vỡ ối… Để không xảy ra tình trạng đáng tiếc, các mẹ nên theo dõi sức khoẻ sát sao và đi khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn. Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu cách xử lý nhé!
- Dấu hiệu mang thai quá ngày là gì?
- Thai quá ngày mà mẹ vẫn chưa sinh thì có nguy hiểm không?
- Xử lý khi thai già tháng mà vẫn chưa sinh
- Đến ngày dự sinh mà chưa sinh, mẹ đừng quá lo lắng
Dấu hiệu mang thai quá ngày là gì?
Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày, hoặc 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trên thực tế không phải thai phụ nào cũng chuyển dạ đúng vào ngày dự kiến sinh.
- Nếu cuộc chuyển dạ xảy ra ở tuổi thai 38- 42 tuần được coi là thai đủ tháng.
- Thai nhi dưới 38 tuần được gọi là non tháng.
- Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày.
- Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng.
Tuy nhiên, tính toán chỉ chuẩn nếu bạn có thời gian thường xuyên theo dõi và có thời điểm rụng trứng chuẩn vào giữa chu kỳ của bạn. Như chúng ta đều biết, thời điểm sinh là không đúng đối với tất cả mọi người. Nhiều phụ nữ có xu hướng sinh sớm hơn dự kiến, nhưng cũng có bà bầu lại sinh muộn hơn.
Bạn có thể xem:
Thai quá ngày mà mẹ vẫn chưa sinh có nguy hiểm không?
Khi bắt đầu mang thai và thực hiện lần khám thai, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán để đưa ra ngày dự sinh sắp tới của mẹ. Nhưng tình trạng mang thai quá ngày dự sinh là một điều vô cùng bình thường và đến hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể và chỉ có thể dựa và một số yếu tố tự nhiên như sinh con đầu, mang thai bé trai, đã có tiền sử sảy thai, mẹ bầu bị béo phì để có thể đưa ra dự đoán cho từng mẹ khác nhau
Đối với mẹ bầu
Thường thì bác sĩ sẽ không để thai phụ mang thai kéo dài quá 41 tuần tuổi. Ngoài việc thai nhi gặp nguy hiểm, mang thai quá lâu cũng làm cho mẹ mệt mỏi
Đối với thai nhi
Khi được chẩn đoán là thai quá ngày mà không được xử trí thích hợp, sẽ có hai khả năng xảy ra:
- Nếu bánh nhau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển lớn thêm, khi sanh có thể đẻ khó do con to (kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con hoặc không sanh được, phải mổ lấy thai…). Thêm vào đó lượng nước ối có thể cạn dần, khi sanh em bé dễ bị suy do cơn gò tử cung làm chèn ép dây rốn.
- Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có thể tử vong trong bụng mẹ. Hoặc trong khi sanh, hoặc em bé bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
Những trẻ ở trong bụng mẹ quá lâu khi sinh ra dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày. Tuy nhiên, nếu bé an toàn vượt qua được cuộc chuyển dạ thì vẫn có thể phát triển bình thường.
Bạn có thể xem:
Xử lý khi thai già tháng mà vẫn chưa sinh
Khi bị thai quá ngày, bác sĩ thường khuyên bạn nhập viện làm các xét nghiệm để xác định xem:
- Thai nhi đã trưởng thành chưa?
- Sức khỏe của thai nhi có đang bị đe doạ hay không, liệu thai nhi có đủ sức chịu đựng một cuộc chuyển dạ hay không?
Để trả lời hai câu hỏi này, bác sĩ sẽ cân nhắc để chọn cho bạn một phương án thích hợp nhất. Ngoài một số xét nghiệm máu bắt buộc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:
- Siêu âm để đo đạc các kích thước của thai nhi và lượng nước ối.
- Có thể bác sĩ chọc hút một ít dịch ối.
- Có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm một thử nghiệm gọi là nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin.
- Trong lúc chờ đợi em bé chào đời có thể bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi đáp ứng tim thai mỗi khi em bé cử động. Đảm bảo rằng em bé của bạn chưa có dấu hiệu suy thai.
- Khi đã có những bằng chứng chắc chắn là thai nhi đủ trưởng thành và chịu đựng được cuộc chuyển dạ, bác sĩ sẽ giúp cho bạn sanh.
Đến ngày dự sinh mà chưa sinh, mẹ đừng quá lo lắng
Ngoài ra, khi thấy đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu gì thì mẹ hãy áp dụng một số mẹo kích thích dấu hiệu chuyển dạ như: quan hệ vợ chồng, kích thích núm ti, ăn dứa, tập thể dục…
Tóm lại, thai quá dự kiến sinh chưa hẳn đã là thai già tháng. Không nên lo lắng thái quá để rồi gây áp lực buộc nhân viên y tế phải phẫu thuật lấy thai. Việc theo dõi thai quá dự kiến sinh dựa trên lâm sàng và siêu âm. Khi có những nghi ngờ về lượng nước ối nên vào nội trú bệnh viện. Các thử nghiệm (test) nếu âm tính, tức không suy thai cứ tiếp tục chờ chuyển dạ, hoặc bình tĩnh nếu được gây chuyển dạ. Số trường hợp gây chuyển dạ, sinh nở an toàn là không nhỏ.
Theo theAsianparent Singapore
Nguồn tham khảo: Ngày dự sinh được tính thế nào? Thai quá ngày sinh có nguy hiểm không? – Vinmec
Xem thêm
- Làm gì khi quá ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
- Cách tính ngày dự sinh thế nào? Bé được bao nhiêu tuần thì đủ cứng cáp?
- Giục sinh khi thai quá tuần – Phương pháp và quà trình thực hiện
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!