12 Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu khó lòng sinh thường dễ dàng !

Nhiều mẹ bầu muốn lựa chọn đẻ thường vì những lợi ích cho cả mẹ và con. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu không thể sinh thường sau mẹ cần cân nhắc nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào cần sinh mổ là thắc mắc của nhiều mẹ. Các dấu hiệu mẹ không thể sinh thường là vị trí thai nhi không thuận, mẹ mang đa thai, thai phụ bị tiền sản giật, từng sinh mổ trước đó…

Nội dung bài viết:

  • Các dấu hiệu mẹ không thể sinh thường
  • Lưu ý dành cho mẹ trong trường hợp phải sinh mổ

Các dấu hiệu không thể sinh thường mẹ bầu cần lưu ý

1. Vị trí thai nhi không thuận

Ngôi thai là tư thế của em bé so với cổ tử cung người mẹ. Khi chưa cận ngày sinh, ngôi của bé thường không cố định, có thể là ngôi đầu, mông hoặc ngang. Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ.

Ngôi thai không thuận thì mẹ phải sinh mổ (Nguồn ảnh: dantri)

Tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Ngôi thai bất thường có thể là ngôi mông (lúc đó mông của bé áp vào cổ tử cung) hoặc ngôi ngang (vai hoặc lưng của bé áp vào cổ tử cung)…

Đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra biến chứng đối với thai nhi. Vì vậy tại Việt Nam và các nước trên thế giới, các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ thai ngôi ngược chấp nhận việc sinh mổ khi bắt đầu chuyển dạ.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn tập Kegel nữ đúng cách cho bà bầu giúp dễ sinh thường hơn

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất thai kỳ, với tần suất khoảng 5-8% thai kì. Hiện tượng này thường gặp ở những người sinh con đầu lòng. Một số nguyên nhân gây tăng nguy cơ tiền sản giật như:

  • Mang đa thai.
  • Mang thai con đầu lòng.
  • Bà bầu lớn tuổi (hơn 40 tuổi).
  • Có tiền sử tăng huyết áp trước đó (tăng huyết áp vô căn).
  • Bị đái tháo đường hoặc bệnh lý thận trước đó.
  • Thai kì trước đây bị tiền sản giật.
  • Tiền sản giật có vẻ liên quan đến di truyền và có tiền sử gia đình.
  • Bà bầu thiếu dinh dưỡng.
  • Bệnh lý răng miệng cũng được cho là có liên quan.
  • Thừa cân hoặc béo phì trong thai kì.

Căn bệnh này thường khiến huyết áp của mẹ tăng cao và nếu không được kiểm soát sẽ gây cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé. Do đó, những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nên được sinh mổ để đảm bảo an toàn.

3. Khi nào cần sinh mổ –  Suy thai

Trong phòng sinh nở, người mẹ sẽ thường xuyên được kiểm tra sức khỏe bởi các bác sĩ và đương nhiên họ sẽ theo dõi cả nhịp tim, sự chuyển động của em bé. Nếu trong quá trình theo dõi nhận thấy bất cứ điều bất thường gì như nhịp tim thấp thì rất có thể bé đang không nhận đủ oxy trong tử cung. Vấn đề này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

1 ca phẫu thuật mổ lấy thai do suy thai (Nguồn ảnh: unsplash)

Khi đó, các bác sĩ sẽ quyết định mổ lấy thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bé trong những trường hợp này. Ngoài ra, nếu nước ối được phát hiện có phân su thì cũng sẽ được chỉ định sinh mổ cấp cứu vì điều này có thể gây ô nhiễm nước ối. Nếu bé hít phải phân su có thể gây nguy hiểm cho phổi và hệ hô hấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Khi nào cần sinh mổ: Mẹ mang đa thai

Phụ nữ mang thai đôi, đa có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường. Vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. Với những ca sinh đôi còn có thể đẻ thường. Nhưng khi mang bầu 3-4 thai thường được chỉ định đẻ mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Những mẹ mang thai đôi, đa thai thật khó có thể hoàn thành ước nguyện sinh thường.

5. Khung xương chậu của mẹ nhỏ

Bình thường cổ tử cung sẽ được mở dễ dàng nhờ tác động thủy tĩnh khi màng ối chưa vỡ và nhờ áp lực trực tiếp của ngôi thai lên tử cung khi ối đã vỡ. Tuy nhiên, nếu các chị em bị hẹp khung xương chậu, khi đầu thai dừng ở eo trên, toàn bộ lực co tử cung sẽ tác động trực tiếp lên phần màng ối che trên tử cung và thường gây vỡ ối sớm.

Khung xương chậu hẹp khiến nhiều chị em khó sinh và dễ gây nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm như say dây rốn, nhiễm trùng chu sinh, vỡ tử cung…

6. Khi nào cần sinh mổ – Cổ tử cung không thể mở

Cổ tử cung là bộ phận cửa ngõ của tử cung, nối buồng tử cung với âm đạo và có vai trò quan trọng trong thai kỳ và sinh nở. Trong suốt thời gian mang thai, cổ tử cung khép chặt và được khoá kín bởi nút nhầy. Giữ cho buồng tử cung kín và vô trùng, bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ được đánh giá về độ mở (độ giãn) và độ xoá (độ dày thành cổ tử cung). Chẳng hạn, cổ tử cung mở 5cm (tức đã mở được một nửa, 10cm là mở hoàn toàn), xoá 75% (tức thành cổ tử cung chỉ còn mỏng 25% so với bình thường) và độ lọt ngôi thai là 0 (tức đầu bé đã xuống đến xương chậu của mẹ). Nhưng trong nhiều trường hợp, mức độ co rút tử cung của mẹ yếu, cổ tử cung không thể giãn nở đủ. Hoặc chỉ ở đến một mức độ nào đó rồi dừng lại hoặc mở quá chậm cũng gây khó khăn cho mẹ. Bé sẽ phải sinh mổ.

Mẹ có thể quan tâm:

Đi tìm câu trả lời cho lo lắng của mẹ bầu: thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không?

7. Mắc bệnh mãn tính

Phụ nữ mắc bệnh tim, tiểu đường có thể gặp nhiều rủi ro khi sinh nở. Những căn bệnh này có thể gây căng thẳng cho mẹ, giảm khả năng co bóp tử cung, dẫn đến khó sinh

8. Phần phụ của thai bất thường

Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (rau tiền đạo). Những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối…

9. Dị tật bẩm sinh

Nếu thai nhi được chẩn đoán mắc một dị tật bẩm sinh, thai phụ cần được mổ để giúp giảm các biến chứng khác trong quá trình sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 ca phẫu thuật mổ lấy thai do dị tật (Nguồn ảnh: dantri)

10. Tiền sử sinh mổ

90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ lần sau. Nguy cơ lớn nhất nếu bạn chọn sinh thường là vỡ tử cung, xảy ra ở 0,2-1,5% phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đảm bảo sức khỏe mẹ bầu hiện tại để lựa chọn cách sinh phù hợp với mình.

11. Khi nào cần sinh mổ – Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu bạn mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như HIV, Herpes. Bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh mổ để tránh lây sang thai nhi khi sinh thường.

12. Chuyển dạ kéo dài

Vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sỹ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để láy thai ra

Các lưu ý khác dành cho mẹ trong trường hợp phải sinh mổ

Dù không có những dấu hiệu không thể sinh thường trên, bạn có thể phải sinh mổ cấp cứu ngay lập tức khi chuyển dạ nếu:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nhịp tim hoặc mức oxy của bé bất thường.
  • Bạn bị tiền sản giật nghiêm trọng.
  • Bạn bị chảy máu nghiêm trọng khi chuyển dạ.
  • Vỡ tử cung.
  • Sa dây rốn: Đây là trường hợp dây rốn ra ngoài trước em bé. Điều này có thể khiến em bé bị ngạt khi ra sau.
  • Cổ tử cung không mở
  • Đứt nhau thai. Nhau thai bong ra khỏi lớp niêm mạc cổ tử cung, cản trở sự hấp thụ oxy của bé.

1 em bé ra đời bằng phương pháp đẻ mổ (Nguồn ảnh: dantri)

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết thêm, nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định, không có vấn đề gì đáng lo ngại thì sinh thường là phương pháp được lựa chọn, tuy nhiên trong các trường hợp kể trên thì sinh mổ là thực sự cần thiết. Việc xác định sinh thường hay sinh mổ sẽ do bác sĩ sản khoa tư vấn và chỉ định sau khi thăm khám và đánh giá trước sinh đối với từng trường hợp.

Nếu mẹ hoặc bé có vấn đề thì bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định mổ lấy thai để hạn chế tai biến sản khoa. Dù trong trường hợp nào thì điều mẹ cần làm cũng là giữ bình tĩnh và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Theo theAsianparent Singapore 

Nguồn tham khảo: Cân nhắc giữa sinh mổ và sinh thường – Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Bài viết của

ngocanh