10 dấu hiệu đầu của mang thai giúp mẹ sớm biết tin vui

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số dấu hiệu đầu của mang thai mà mẹ có thể nhận biết từ rất sớm như đau ngực, tâm trạng thay đổi, đầy hơi, táo bón, buồn nôn, trễ kinh,...

Sau khi quan hệ, bao lâu thì biết mình có thai?

Tinh trùng chỉ có thể sống trong tử cung lâu nhất là 5 ngày. Thời gian chúng bơi đến trứng mất khoảng 30 phút cho đến vài ngày.

Vượt qua nhiều chướng ngại vật tự nhiên trong cơ thể phụ nữ, tinh trùng mạnh mẽ nhất sẽ gặp được trứng. Bây giờ chỉ còn đợi trứng rụng và thụ tinh cùng trứng là quá trình thụ thai bắt đầu. Như vậy, nếu cặp đôi quan hệ quanh ngày trứng rụng thì khả năng thụ thai là rất cao.

Quá trình thụ thai mất khoảng 13 – 14 ngày. Vì vậy sau khi quan hệ từ 1-2 tuần là người phụ nữ có thể biết mình có đang mang thai hay không dựa vào các dấu hiệu đầu của mang thai.

10 dấu hiệu đầu của mang thai giúp mẹ sớm biết tin vui

Ngoài cách sử dụng que thử thai hoặc thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone hCG để biết mình có thai hay không, bạn có thể để ý một số những thay đổi của cơ thể sau đây. Đây là những dấu hiệu đầu của mang thai cho biết bạn có thể đã có em bé:

1. Táo bón

Sự gia tăng của hormone progesterone trong cơ thể mẹ làm giãn các cơ quan trên khắp cơ thể , trong đó có cả đường tiêu hóa. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại, mẹ khó tiêu hơn, dễ bị đầy hơi và táo bón.

Để khắc phục, mẹ cần uống đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Đau ngực

Hormone thai kỳ hCG tăng cao khiến ngực mẹ thay đổi kích cỡ và hình dáng. Đây là một trong những dấu hiệu đầu của mang thai mà mẹ dễ nhận biết nhất. Ngay từ tuần đầu tiên, mẹ sẽ cảm thấy ngực to lên, sưng và nhạy cảm hơn, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra, quầng vú lớn hơn.

Cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi đáng kể sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, khi cơ thể mẹ đã thích nghi với những thay đổi của nội tiết tố.

3. Mệt mỏi, khó thở

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, khó thở, lờ đờ, chậm chạp vô cùng khó chịu và ảnh hưởng không ít đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân là do cơ thể mẹ chưa quen với sự gia tăng đột ngột của hormone progesterone trong giai đoạn đầu mang thai. Ngoài ra, cơ thể mẹ khi mang thai cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển, vì vậy mẹ sẽ luôn cảm thấy khó thở, hụt hơi và kiệt sức. Một số mẹ thậm chí còn thường xuyên ngất xỉu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

4. Nướu sưng và đau, miệng tiết nhiều nước bọt

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải tập trung lượng máu và lượng chất lỏng để nuôi em bé nên mẹ rất dễ bị sưng các mô, trong đó có cả nướu. Ngoài ra mẹ cũng thấy miệng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường do hiện tượng trào ngược axit hoặc ợ nóng. Đây là những dấu hiệu đầu của mang thai mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Tâm trạng thất thường

Sự thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ bầu làm ảnh hưởng đáng kể đến chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy khi có thai, hầu hết phụ nữ đều thay đổi tâm trạng ít nhiều.

Nhiều mẹ sẽ cảm thấy hứng phấn, vui vẻ hơn bình thường. Ngược lại một số mẹ lại cảm thấy chán nản, lo âu, stress. Nếu mẹ rơi vào trường hợp thứ 2, nghĩa là tâm trạng thường xuyên cảm thấy tiêu cực, hãy cố gắng điều chỉnh tâm lý mình cân bằng trở lại hoặc liên hệ với bác sĩ ngay để ngăn ngừa chứng trầm cảm thai kỳ vô cùng nguy hiểm.

6. Buồn nôn

Nhiều mẹ bầu phải đến tháng thứ 2 của thai kỳ mới bắt đầu ốm nghén. Trong khi đó một số mẹ sẽ bị ốm nghén ngay từ tuần đầu tiên thụ thai.

Triệu chứng kinh điển nhất của ốm nghén đó là mẹ cảm thấy buồn nôn, nôn khan. Cảm giác này thường hay xảy ra vào buổi sáng thức dậy, kể cả khi mẹ chưa ăn gì khiến mẹ vô cùng khó chịu. Một số mẹ bị "hành" đến mức chán ăn, không thể ăn được gì vì cứ nghe mùi đồ ăn là nôn ra hết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Thường xuyên đi tiểu

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ sẽ phải đi tiểu nhiều lần hơn bình thường do sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Điều này khiến bàng quang của bạn đầy nhanh hơn nên phải đi tiểu thường xuyên hơn. Tần suất đi tiểu sẽ ngày càng tăng khi thai nhi lớn dần lên trong bụng mẹ.

8. Trễ kinh

Một trong những dấu hiệu đầu của mang thai mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết đó là hiện tượng trễ kinh. Một khi người mẹ thụ thai thì đồng nghĩa với việc kinh nguyệt hàng tháng sẽ tạm biến mất cho đến khi mẹ sinh bé.

Vì vậy, nếu kinh nguyệt của mẹ thường đều đặn nay lại đột ngột bị trễ thì mẹ hãy thử thai ngay, đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đã mang thai đấy.

9. Thay đổi khẩu vị

Hormone thay đổi khiến nhiều mẹ bầu gặp hiện tượng rối loạn vị giác, nghĩa là trong miệng mẹ tự nhiên có mùi vị kỳ lạ tồn tại dai dẳng trong miệng. Mẹ có thể cảm thấy buồn nôn với món ăn mà mình rất yêu thích thường ngày, ngược lại mẹ tự dưng lại thấy thèm những món mà trước đây mình chẳng bao giờ ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

10. Xuất hiện máu báo thai

Khác với máu kinh nguyệt, máu báo thai là loại máu xuất hiện với lượng rất ít, chỉ lấm tấm vài giọt máu màu hồng.

Nguyên nhân là do phôi thai đã cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung để làm tổ tại đây, điều này khiến một số mạch máu nhỏ bị vỡ và gây chảy máu. Đây là dấu hiệu đầu của mang thai mà mẹ nào cũng gặp phải nên mẹ không cần lo lắng.

Nếu gặp những dấu hiệu trên, có thể là mẹ đã mang thai rồi đấy. Hãy mua que thử thai hoặc đi khám thai ngay để có kết quả chính xác nhất nhé.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Đỗ Vy