Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 là gì? Mẹ bầu sẽ thấy chân bị phù to, bụng tụt thấp, đau nhức hông, âm đạo tiết nhiều dịch, buồn đi tiểu liên tục…
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Dấu hiệu chuyển dạ cho biết điều gì?
- 10 dấu hiệu sắp sinh ở tuần 40
- Bầu 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là vì sao?
Dấu hiệu chuyển dạ cho biết điều gì?
Chuyển dạ là quá trình sinh lý của cơ thể để giúp thai nhi được ra ngoài một cách tự nhiên. Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 báo hiệu em bé đã trưởng thành, có đủ khả năng, sức khỏe và rất sẵn sàng để chào đời. Quá trình chuyển dạ là một dấu son đáng nhớ cho mẹ, bé và cả gia đình, ghi dấu việc bé sắp chào đời khỏe mạnh, an toàn trong vòng tay yêu thương của gia đình.
Có thể bạn chưa biết:
10 dấu hiệu chuyển dạ tuần 40
Thật khó để biết được đâu là dấu hiệu chuyển dạ thật sự để nhanh chóng để bệnh viện đúng không nào. Nếu mẹ đang rất lo lắng vì ngày sinh đang đến rất gần thì hãy xem ngay 10 dấu hiệu chuyển dạ bên dưới để biết mình đang tới giai đoạn nào rồi nhé!
Chân phù
Có lẽ đây là chân phù chính là dấu hiệu phổ biến nhất báo hiệu cơ thể đang trong giai đoạn chuyển dạ. Mẹ bầu dễ dàng nhận ra việc này thông qua việc mang giày dép thấy chật, đi lại khó khăn, soi gương thấy khác biệt.
Chân phù hay còn được gọi là “xuống máu”, nguyên nhân của dấu hiệu này là do trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn tạo áp lực lên ổ bụng, chèn ép các tĩnh mạch làm cho máu khó về tim, hoạt động bơm máu ở chân suy giảm gây ra hiện tượng chân phù nề.
Bụng tụt thấp
Nếu bình thường bụng bầu bạn đang nằm gần ngực, chỉ cách ngực khoảng 1 bàn tay thì khi chuyển dạ bạn sẽ thấy bụng bầu tụng hẳn xuống phía dưới. Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 này cho biết em bé đã quay đầu và rất sẵn sàng chào đời rồi đó.
Đau nhức hông
Chính vì thai nhi đã quay đầu và tiếp cận rất gần với khu vực xương chậu của mẹ nên sẽ gây ra sự chèn ép lên các bộ phận xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc đau hông cũng như những vùng quanh xương chậu trong thời gian chuyển dạ.
Dịch âm đạo tiết nhiều hơn
Nếu đột nhiên thấy đáy quần lót xuất hiện rất nhiều dịch nhầy và có màu trắng đục thì xin chúc mừng bạn sắp kết thúc giai đoạn mẹ bầu và chuyển sang giai đoạn mẹ bỉm sữa. Các bác sĩ khuyên chị em trong giai đoạn này nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày và vệ sinh âm đạo bằng dung dịch vệ sinh để tránh viêm nhiễm. Hơn nữa, việc cơ thể luôn sạch sẽ và thơm tho sẽ giúp chúng ta đỡ khó chịu và bức bối hơn rất nhiều trong thời gian này đó!
Liên tục buồn đi vệ sinh
Do thai nhi quay đầu vào xương chậu vô tình tạo áp lực lên trực tràng khiến cho chị em chúng mình buồn đi vệ sinh liên tục. Khoảng cách cho mỗi lần “ghé thăm” toilet thường là 10 phút đến 15 phút. Thậm chí có người cứ 5 phút là thấy vào nhà vệ sinh một lần.
Tuy giai đoạn này rất “phiền phức” và khó chịu nhưng mẹ tuyệt đối không được nhịn vệ sinh nhé. Bởi vì việc ứ đọng nước tiểu hoặc phân sẽ làm chèn ép đường sinh của thai nhi.
Khám phá thêm:
Đau bụng dưới
Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 này gần giống với đau bụng kinh vào những ngày “tồi tệ” nhất. Nguyên nhân do em bé thúc đầu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời gây đau đớn.
Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người mà cơn đau và thời gian đau sẽ khác nhau. Nhưng dù đau ít hay nhiều thì khi chớm xuất hiện cơn đau bụng dưới mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức để chờ sinh. Thời gian từ lúc đau đến lúc sinh em bé có thể kéo dài từ 12 tiếng đến 24 tiếng.
Ra máu cá
Lúc này dịch âm đạo không chỉ là chất nhầy và còn kèm theo khá nhiều máu có màu ngả hồng hoặc nâu. Mẹ bầu hãy chuyển sang dùng loại băng vệ sinh cho sản phụ để bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi lượng máu và có cách giải quyết nếu có bất kỳ chuyển biến nào.
Vỡ ối
Có người sẽ vỡ ối hoàn toàn khiến nước ối ra ào ạt và bất ngờ nhưng cũng có người rỉ ra từ từ. Chính vì vậy, không nên áp dụng kinh nghiệm của thai phụ khác lên chính mình. Nếu thấy ra nước ối hãy ngay lập tức gọi bác sĩ để biết cần phải làm gì tiếp theo.
Cơn đau co thắt tử cung
Đây chính là dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng nhưng cũng dễ nhầm lẫn nhất với dấu hiệu chuyển dạ giả. Để phân biệt cơn đau chuyển dạ là giả hay thật, mẹ bầu chỉ cần lưu ý 2 điều sau:
- Thật: Diễn ra có quy luật với mức độ đau tăng dần đều. Dù mẹ bầu có thay đổi hay nằm nghỉ thì cơn đau cũng không biến mất.
- Giả: Diễn ra đột ngột, không đều đặn và không có quy luật, dễ dàng biến mất khi mẹ bầu đổi tư thế hoặc chuyển qua nằm nghỉ ngơi.
Bầu 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là vì sao?
Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng ra đời đúng vào ngày dự sinh. Theo thống kê, phụ nữ mang thai sinh đúng thời gian dự kiến của bác sĩ chỉ có khoảng 3 đến 5%, còn lại đa số các trường hợp bé đều ra sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần. Vì thế các mẹ bầu không cần lo lắng quá nếu 40 tuần chưa chuyển dạ.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai 40 tuần chưa thấy dấu hiệu sinh. Trong đó, hầu hết đến từ việc mẹ bầu cung cấp sai thông tin ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối nên bác sĩ dự đoán sai ngày dự sinh.
Kết luận
theAsianparent thấu hiểu rằng tâm lý của mẹ khi đến ngày gần sinh lúc nào cũng lo lắng không yên. Vừa vui mừng vì sắp được gặp con nhưng cũng lo lắng vì không biết nên làm gì tiếp theo, dù mang thai lần đầu hay đã có kinh nghiệm thì cảm giác này lúc nào cũng mới mẻ như nhau. Chính vì quá lo nên mỗi thay đổi của cơ thể đều khiến mẹ bối rối không yên. Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ có thêm kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 để tự tin hơn, chủ động hơn trong hành trình sinh con nhé!
Xem thêm:
- Thai gò – Đây có phải là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh?
- 40 tuần chưa có dấu hiệu sinh, mẹ bầu cần làm gì đây?
- Thai 40 tuần bụng vẫn cao, liệu mẹ có sinh thường được không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!