Các dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 mẹ cần nhận biết để sẵn sàng đón bé chào đời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 trong những tháng cuối của thai kỳ sẽ như thế nào? Có dễ để nhận biết hay không? Bác sĩ có thể can thiệp và làm chậm quá trình chuyển dạ không?

Các dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 thai kỳ

Em bé của mẹ có dấu hiệu tụt xuống

Nếu đây là lần đầu làm mẹ, em bé thường sẽ có xu hướng bắt đầu tụt hoặc sa xuống vùng xương chậu vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ. Thường là khoảng 2-4 tuần trước đó, nhưng tuỳ vào từng thai phụ, thời gian có thể khác nhau.

Trong những lần sinh tiếp theo, em bé có xu hướng tụt xuống cho đến khi mẹ bầu thực sự chuyển dạ. Và ở mọi trường hợp, tư thế quay đầu lý tưởng nhất là đầu cúi xuống thấp.

Cổ tử cung giãn ra cũng là dấu hiệu chuyển dạ tuần 37

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cổ tử cung của mẹ sẽ bắt đầu giãn và mở ra trước vài tuần hay vài ngày. Trong những lần khám thai hàng tuần trong giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ có thể đo và theo dõi sự giãn nở của tử cung.

Nhưng tốc độ giãn nở ở mọi người đều khác nhau, vì vậy đừng lo lắng hay suy nghĩ nhiều nếu bạn nhận ra độ mở ra của tử cung từ từ hoặc chưa thấy rõ.

Cảm thấy chuột rút nhiều hơn và tần suất đau lưng

Nếu chuẩn bị sinh con so thì thai phụ có xu hướng cảm thấy chuột rút và đau ở lưng dưới và vùng háng khi sắp chuyển dạ. Các cơ và khớp đang căng ra và dịch chuyển khi con di chuyển xuống và háo hứng chuẩn bị cho việc chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giãn khớp

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin giúp các dây chằng của cơ thể mẹ trở nên mềm và dãn hơn để thích ứng với kích thước em bé dần lớn lên trong bụng. Trước khi chuyển dạ, mẹ sẽ cảm nhận các khớp thư giãn hơn. Nói một cách tự nhiên là các khớp đang chuẩn bị cho sinh linh bé nhỏ của bạn chào đời.

Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ tuần 37

Cũng giống như các cơ trong tử cung đang chuẩn bị cho việc sinh nở, thì các cơ khác trong cơ thể cũng vậy – bao gồm cả những cơ ở trực tràng. Và điều đó có thể dẫn đến tiêu chảy, dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 khá khó chịu nhưng dễ nhận thấy cho thai phụ.

Dù khó chịu nhưng nó hoàn toàn bình thường. Chỉ cần thai phụ luôn đảm bảo luôn uống đủ nước và vệ sinh vùng kín đúng cách sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng.

Ngừng tăng cân

Tăng cân thường chững lại vào cuối thai kỳ. Một số bà mẹ sắp sinh còn ghi nhận thấy hiện tượng giảm vài cân trước khi chuyển dạ. Điều này cũng khá là bình thường và sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi sinh. Cân nặng của con vẫn tăng, nhưng do lượng nước ối giảm và tần suất đi vệ sinh nhiều hơn và thậm chí mẹ hoạt động nhiều hơn do chuẩn bị mọi thứ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm giác thôi thúc và hào hứng chuẩn bị mọi thứ cho con

Với vòng bụng lớn dần cùng với những triệu chứng khiến mẹ mệt mỏi, nhiều khả năng chị em sẽ khó có được giấc ngủ ngon và cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, cảm giác bồn chồn lo lắng và một sự thôi thúc khiến mẹ cứ muốn dọn dẹp quanh nhà, chuẩn bị đồ đạc để đón bé yêu có thể về nhà bất cứ thời điểm nào.

Các cơn gò tử cung

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 là những cơn co thắt tử cung khiến mẹ có thể hơi đau quặng. Và có thể nói đây là dấu hiệu sắp sinh con tiêu biểu nhất. Các cơn đau này sẽ trải dài rải rác không theo tần suất nhất định diễn ra từ vài ngày đến vài tuần trước khi sinh, tuỳ vào cơ địa từng mẹ.

Nếu các cơn co thắt diễn ra với tần suất từ 10-15 phút/lần thì mẹ nên nói anh xã và gia đình nhanh chóng vào bệnh viện để theo dõi.

Vỡ nước ối

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bé yêu muốn ra đời. Khi bị vỡ ối, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ chăm sóc. Có thể mẹ sẽ chưa sinh liền, nhưng sự can thiệp của bác sĩ từ giai đoạn này là an toàn và cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ có khuyên nên can thiệp để không chuyển dạ tuần 37 thai kỳ không?

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 thì thai phụ có nhất thiết phải lâm bồn? Các cơn co thắt khó có thể tự ngừng nếu cổ tử cung đang giãn ra. Miễn là thai phụ đang ở tuần từ 34 đến 37 và em bé đã nặng ít nhất từ 2,2 – 3,5kg, bác sĩ có thể quyết định không trì hoãn chuyển dạ. Những đứa trẻ này có thể phát triển tốt ngay cả khi được sinh sớm hơn ngày dự sinh.

Quan trọng nhất là mẹ và người nhà phải bình tĩnh trong mọi trường hợp thì mới xử lý tình huống tốt. Nếu không chắc chắn có phải là dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 hay không, thì hãy hỏi tư vấn bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu