Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả! Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu chuyển dạ thật và giả phân biệt thế nào? Trước khi sinh con tất cả các mẹ bầu đều có những dấu hiệu thay đổi rõ rệt để nhận biết đã gần đến lúc sinh con. Các mẹ cần phải lưu ý nhận ra những biểu hiện này để phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và giả. Từ đó, chuẩn bị tốt cho quá trình đi đẻ:

  • Phân biệt các dấu hiệu chuyển dạ thật và giả
  • Những lưu ý quan trọng khi sắp sinh.

Phân biệt các dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Chuyển dạ là cả 1 quá trình, bắt đầu bằng hiện tượng cơn gò tử cung xuất hiện đều đặn, ngày 1 tăng dần, tiếp đó là việc ngôi thai dần lọt qua khung chậu của mẹ, tử cung xóa mở, kết hợp với sức rặn của mẹ, thai nhi và nhau được sổ ra ngoài 1 cách trọn vẹn. Với những mẹ mang thai lần đầu, việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ đi sinh thật sự là 1 câu hỏi khó, nhất là khi ngày dự sinh đang đến gần. Mẹ cần phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật sự và dấu hiệu chuyển dạ giả để có hướng xử lý phù hợp.

Bạn có thể chưa biết:

Những dấu hiệu chuyển dạ sinh con so thường gặp nhất dành cho mẹ mang thai lần đầu

5 mẹo giúp sớm chuyển dạ mẹ bầu cần ghi nhớ

1. Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Từ tháng 7, 8, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện các cơn co thắt giả với cường độ nhẹ khiến mẹ cảm thấy bụng dưới râm ran. Càng gần đến ngày sinh, các cơn co này càng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn.

Một số mẹ bầu thì thấy ra huyết trắng lợn cợn, đây chính là dịch nhầy, có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung trong quá trình mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra để kích thích cổ tử cung mở thì thông thường khoảng 1 – 2 tuần nữa, mẹ mới sinh.

dấu hiệu chuyển dạ

Nhưng cũng có những mẹ cảm thấy bụng tụt xuống tới mức em bé gần như sắp chui ra ngoài nên lo lắng đi khám. Thực chất, đó chỉ là biểu hiện cho thấy bé đã tụt xuống khung chậu để tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn, mẹ hãy yên tâm nhé vì phải tầm 1 tuần nữa các cơn chuyển dạ thật mới bắt đầu xuất hiện.

Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co, từ đó xác định xem đó có đúng là dấu hiệu sắp sinh hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Cách phân biệt các cơn co thắt thật – giả

Thông thường, các cơn co thắt giả có thể xuất hiện khi mẹ mang thai tới giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ nên sẽ khó mà nhận biết đâu là cơn co giả, đâu là cơn co lúc sắp sinh. Thực sự thì có một vài đặc điểm để phân biệt. Đó là các cơn co thật thường xuất hiện với cường độ mạnh, với tần suất ban đầu vào khoảng 10 phút một cơn co, sau đó tăng dần lên còn 7 – 5 và đạt mức độ lớn nhất là 3 cơn co trong 10 phút.

dấu hiệu chuyển dạ

Trong khi đó, các dấu hiệu chuyển dạ giả lại xuất hiện một cách thất thường và cũng đột ngột biến mất, có thể kéo dài hoặc rất ngắn, đôi khi đau quặn nhưng có lúc nhẹ nhàng. Những cơn co này thường giảm đi khi mẹ ngâm mình trong nước nóng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơn đau chuyển dạ xuất hiện đồng thời cùng với các cơn co thắt

Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ lưng dưới rồi bao quanh hết vùng bụng, kể cả bụng trên và bụng dưới, có thể bị đau cả hai bên bắp đùi hoặc hai bên sườn. Còn cơn đau giả thì thường chỉ đau vùng bụng dưới mà không lan sang bụng trên và sau lưng.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ thật mẹ có cảm giác như vùng xương chậu bị chèn ép mạnh. Cơn đau thường được miêu tả là đau quặn thắt ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì. Điều này ngược lại với cơn đau giả, vì chúng sẽ giảm đi đáng kể, hoặc biến mất khi mẹ chuyển từ ngồi sang nằm hay ngược lại.

3. 1 số dấu hiệu chuyển dạ thật khác

Bên cạnh những cơn co thắt đều đặn, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý là ra nhớt hồng âm đạo. Dưới tác động của cơn co tử cung, nút nhầy thoát ra ngoài hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ ra của 1 số mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng. 1 số mẹ còn có cảm giác đau bụng kèm theo.

Cổ tử cung mẹ bắt đầu giãn và mỏng đi tạo không gian thuận lợi cho bé chào đời. Để kiểm tra độ giãn nở của cổ tử cung, bác sĩ sẽ khám trong để đo độ mở và khi mở được 10cm là lúc mẹ sẵn sàng để sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vỡ ối là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần sẵn sàng để vượt cạn ngay. Vỡ ối xuất hiện bất ngờ và lượng nước ối chảy ra ồ ạt.

9 lưu ý quan trọng khi sắp sinh con

1. Đừng quá vội vàng trông chờ ngày sinh

Rất nhiều bà bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại lo lắng vội vàng chờ sinh nở từng ngày, đến ngày sinh nở lại ăn không ngon ngủ không yên. Họ không hiểu thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động, trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày đều là hiện tượng bình thường.

Lúc bà bầu sắp chuyển dạ thường rất căng thẳng hồi hộp, cần sự động viên kịp thời của gia đình, đặc biệt là của người chồng.

2. Nửa tháng trước khi sinh không nên đi xa

Trước khi sinh nở nửa tháng không nên đi xa nhà, đặc biệt là ngồi xe tàu, bởi các điều kiện đều bị hạn chế trên đường đi, nếu sinh ngoài dự kiến mà lại gặp ca khó khăn thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.

Bạn có thể chưa biết:

Thai 37 tuần đau bụng dưới: Có thể mẹ sắp chuyển dạ

6 dấu hiệu bụng tụt cực chính xác mẹ bầu cần lưu ý để sẵn sàng với cơn chuyển dạ

3. Đừng qua loa, đại khái

Một số bà bầu tính tình “phóng khoáng”, đến kỳ cuối sinh nở vẫn cho rằng sinh nở là việc tự nhiên, có gia đình, bác sỹ nên an nhiên “thư giãn”. Kết quả trước khi sinh thường chuẩn bị không đủ, chân tay vội vàng, như vậy rất dễ gây ra lỗi lầm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Gia đình cần động viên, ủng hộ, chăm sóc hết mực

Thông thường, trước khi sinh bà bầu hay có cảm giác lo lắng, căng thẳng ở một mức độ nào đó, lúc này họ rất hi vọng sự động viên từ gia đình, đặc biệt là người chồng.Vì vậy, trước khi sinh, người chồng nên cố gắng dành nhiều thời gian hơn nữa ở bên cạnh bà bầu, tự mình chăm lo ăn uống ngủ nghỉ của vợ, làm cho vợ cảm thấy chồng đang cùng mình chào đón trải nghiệm mới. Đây là sự trợ giúp tốt nhất của người chồng dành cho vợ trước khi sinh, làm cho vợ có cảm giác thoải mái khi vào phòng sinh nở.

5. Đừng quá lo lắng căng thẳng

dấu hiệu chuyển dạ

Nhiều bà bầu thiếu kiến thức nên có tâm lý sợ sệt quá mức cần thiết về chuyện sinh nở. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bà bầu trước khi sinh, mà còn ngăn trở khả năng toàn thân ứng phó, làm cho cơ thể không thể nhanh chóng bước vào trạng thái tốt nhất chờ sinh, vì vậy ảnh hưởng đến việc sinh nở bình thường. Trong điều kiện y học hiện đại, chỉ cần kiểm tra kỹ trước khi sinh, tính an toàn của ca sinh nở gần như được đảm bảo 100%.

6. Ăn uống no trước khi vào viện

Khi sinh nở tiêu hao rất nhiều thể lực, vì vậy trước khi sinh nhất định phải ăn no, ăn ngon. Lúc này gia đình nên nghĩ cách cho bà bầu ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên để bụng đói mà vào phòng sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Tránh bị mệt mỏi quá độ về tinh thần và thể lực

dấu hiệu chuyển dạ

Đến kỳ sinh nở, nên giảm bớt hoạt động, giảm thấp cường độ làm việc, đặc biệt cần nghỉ ngơi tốt, ngủ đầy đủ. Chỉ có như vậy mới chuẩn bị đủ sức khỏe thể chất và tinh thần cho việc sinh nở.

Điều tra cho biết, trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc bà bầu có phiền phức rất lớn hoặc có thể phát sinh ra một số việc không may mắn ngoài ý muốn, tất cả đều làm cho tinh thần bà bầu trước khi sinh không hứng thú, ưu phiền, khổ tâm.

Tâm trạng tiêu cực này có thể làm cho sinh nở không thuận lợi. Đặc biệt, một số người chồng hoặc mẹ chồng rất mực hi vọng sinh con trai, gây áp lực vô hình cho tâm lý bà bầu, đây cũng là một nhân tố dẫn đến khó sinh nở.

8. Vượt qua nỗi lo lắng sẩy thai, sinh sớm

Một số bà bầu lo lắng sẩy thai, thời kỳ cuối mang thai sợ sinh sớm, vì vậy suốt cả thời gian mang thai không dám hoạt động. Một số bà bầu lại vì lười biếng không muốn hoạt động nhiều. Trên thực tế, bà bầu hoạt động quá ít trong thời kỳ mang thai càng dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Vì vậy, khi mang thai bà bầu không nên quá lười, cũng không nằm nghỉ trên giường thời gian dài.

9. Thời gian tốt nhất để nằm viện chờ sinh?

dấu hiệu chuyển dạ

Đến giai đoạn cuối kỳ sinh nở, bác sỹ sản khoa nên cho bạn một số chỉ thị rõ ràng, nói cho bạn biết rõ khi nào cần vào viện chờ sinh. Chỉ thị này dựa vào tình trạng sức khỏe của ban, ví dụ bạn có nguy cơ nguy hiểm hoặc biến chứng thai kỳ không? Đây có phải là thai đầu tiên không? Thời gian bạn vào viện gần đây nhất là khi nào?

Nếu tình trạng mang thai của bạn không phức tạp, bác sĩ cho biết bạn chờ đến khi tử cung co bóp mỗi lần 1 phút, 5 phút/lần mới đến viện chờ sinh. Trên nguyên tắc, nếu bạn có nguy cơ cao, bác sỹ khuyên bạn trước khi sinh nên đến viện sớm.

Nếu triệu chứng trước khi sinh không rõ ràng, nhưng bạn không phân biệt được hiện tượng chuyển dạ giả hay thật thì hãy đến bệnh viện. Tuy nhiên trong trường hợp bình thường, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên ở nhà quan sát và tĩnh dưỡng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Ele Luong