Cảnh báo: Nhận biết ngay các dấu hiệu động thai kẻo mất con lúc nào không hay

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bị động thai là tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thời gian đầu mang thai. Điều này rất nguy hiểm và nguy cơ cao là bị sảy thai. Vậy những dấu hiệu bị động thai nào mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết nhất để có sự can thiệp kịp thời?

Mẹ bầu hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dấu hiệu động thai, nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất…

Động thai có nguy hiểm không?

Động thai (hay dọa sảy thai) chính là dấu hiệu báo trước của hiện tượng sảy thai và thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Triệu chứng động thai có thể xuất hiện là ra một chút máu ở vùng âm đạo, mỏi vai, đau bụng dưới hay đầy bụng. Đặc biệt, các mẹ cần phải hiểu “động thai là hiện tượng rất nguy hiểm cho cả hai mẹ con”.

Bị động thai rất nguy hiểm vì mẹ có thể mất con bất cứ khi nào

3 dấu hiệu bị động thai phổ biến nhất hiện nay

Bị xuất huyết âm đạo

Dấu hiệu bị động thai đầu tiên cần chú ý là xuất huyết âm đạo và đau bụng. Nhưng lúc này thai nhi vẫn sống và chưa bị đẩy ra ngoài khỏi buồng tử cung. Nếu mẹ bầu thấy đau bụng ở thời kỳ mang thai 3 tháng đầu thì không đáng lo.

Còn mẹ bầu lại có biểu hiện mỏi ở vùng thắt lưng, đau bụng dưới, ra dịch màu hồng nhạt hay có máu ở âm đạo. Mẹ bầu cần phải đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Trường hợp mẹ bầu không đau bụng mà ra huyết thì cũng nên đi khám bác sĩ ngay.

Dấu hiệu bị động thai là những bất thường trên cơ thể

Mẹ bầu thấy các dấu hiệu bất thường như đau mỏi thắt lưng, đau bụng dưới. Một số trường hợp, thai lại di chuyển lên trên hay xuống thấp quá mức. Hoặc thấy dịch ra màu hồng nhạt hay một vài giọt máu thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bị động thai là thấy dịch màu hồng nhạt

Dấu hiệu kéo dài không ngừng

Mẹ bầu vẫn thấy hiện tượng đau bụng và chảy máu. Đồng thời, thai đã đi qua ống cổ tử cung thì được coi đó là hiện tượng sảy thai.

Nguyên nhân nào gây động thai?

Không chỉ nắm vững dấu hiệu bị động thai mà mẹ bầu cần phải làm rõ các nguyên nhân. Từ đó, sẽ lên phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. Vậy thì hãy tham khảo ngay một số nguyên nhân chính gây nên hiện tượng động thai.

  • Thụ tinh gặp vấn đề: trứng đã thụ tinh thành công nhưng gặp rắc rối khi phát triển
  • Khi hư, huyết hư: ra huyết từng giọt, sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh…
  • Thận hư: mỏi lưng, hay chóng mặt, đái són, tiểu nhiều
  • Khí uất trệ: căng thẳng, mệt mỏi, kém ăn, nôn đắng…
  • Do chấn thương như mang vác nặng hay ngã

Nguyên nhân gây động thai có thể do thai phụ đi nhiều và vận động mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu phải làm gi khi bị động thai?

Thực tế, chưa có phương án nào là tối ưu để khắc phục được những trường hợp động thai. Mẹ bầu cần chủ động nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh khi có dấu hiệu bị động thai. Đồng thời, mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có sự can thiệp kịp thời như kê thuốc co thắt tử cung hay khâu vòng cổ tử cung.

Chú ý, mẹ bầu cần mua và uống theo toa thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống. Nếu mẹ thấy đau bụng thì không nên dùng tay xoa. Bởi động tác đó có thể thúc đẩy sự co thắt tử cung và thai bị đẩy ra ngoài.

Không được quan hệ vơ chồng trong thời điểm nhạy cảm này. Mẹ cũng không nên kiểm tra âm đạo thường xuyên hoặc đưa vật gì vào. Các hành động này nên tránh cho đến khi các dấu hiệu bị động thai đã biến mất sau 7 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng chú ý chỉ nên ăn một số thức ăn dễ tiêu hóa và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hoàn toàn nói không với các chất kích thích như café, bia, rượu, hút thuốc lá…

Trong thời gian bị động thai mẹ chỉ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và ăn nhiều trái cây, rau xanh

Bí kíp phòng tránh hiện tượng thai bị động

  • Mẹ bầu luôn giữ cho tinh thần thật thoải mái trong suốt thời gian mang thai. Không nên suy nghĩ nhiều để dẫn tới tình trạng stress.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm với chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nhớ là không được thức khuya
  • Hạn chế lao động hay làm việc nặng trong thời gian mang bầu
  • Tránh quan hệ vợ chồng nhiều lần trong thời gian mang bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Không hút thuốc là hay sử dụng các chất kích thích
  • Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả hai mẹ con

Hy vọng với một số dấu hiệu bị động thai và những vấn đề liên quan sẽ giúp mẹ bầu tránh được những rủi ro. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen