Dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ nào cũng nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Theo đó, đây là một chứng bệnh rất phổ biến và thường gặp ở trẻ. Chính vì thế, nắm được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết, cách xử trí phù hợp cũng như cách phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng bé đi tiêu nhiều lần hơn bình thường, đồng thời thay đổi tính chất phân. Cụ thể, phân sẽ có dạng lỏng như nước hay đàm máu và thường kéo dài dưới 14 ngày.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp, phổ biến có thể kể đến:

  • Nhiễm trùng tại ruột do:
    • Virus: Adenovirus, Rotavirus, Norovirus.
    • Tả: Gây ra những vụ dịch.
    • Vi khuẩn: Shigella (lỵ trực tràng), Ecoli.
    • Ký sinh trùng: Amip, Giardia, Cryptosporidia.
    • Các vi khuẩn khác: Campylobacteria, Salmonella.
  • Trẻ bị nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm màng não, nhiễm trùng hô hấp,...
  • Do bị dị ứng thức ăn: Trứng, cá, tôm, sữa,...
  • Tiêu chảy do thuốc: Nhuận tràng, kháng sinh,...
  • Bệnh lý ngoại khoa: Viêm ruột thừa cấp, lồng ruột, thiếu vitamin, uống kim loại nặng.
  • Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị, rối loạn quá trình hấp thu, tiêu hóa,...

Dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy cấp có dấu hiệu nhận biết khá đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cụ thể:

1. Tiêu chảy cấp nhẹ

Bé đi tiêu 5 - 8 lần/ngày, có thể kèm theo nôn mửa hoặc sốt nhẹ. Phân có màu vàng xanh, nhầy, trông giống như súp hoa trứng, kèm theo biểu hiện hơi chướng bụng và có tiếng cồn cào ruột.

2. Tiêu chảy cấp vừa

Trẻ có thể đi tiêu khoảng 10 lần mỗi ngày, phân lỏng, có mùi chua và tanh, kèm theo sốt nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tiêu chảy cấp nặng

Bé bị tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài 10 - 15 lần trong ngày, phân có nhiều nước, mùi chua, nặng. Trẻ lừ đừ, cảm thấy khó chịu, thậm chí hôn mê, niêm mạc đỏ ngầu, co giật, môi và da bị khô, thóp trũng, có biểu hiện vật vã, quấy khóc nhiều, khóc không có nước mắt, bỏ bú, bỏ ăn, tay chân lạnh, mạch nhanh nhưng yếu, nổi vân tím, rối loạn điện giải,...

Bố mẹ cần làm gì?

Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cho con uống nước nhiều hơn bình thường. Đối với các bé còn bú mẹ thì cho bé bú thường xuyên và lâu hơn, bởi bé cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng, cũng như để chống đỡ với bệnh tật.
  • Uống viên kẽm theo toa của bác sĩ.
  • Cho bé uống dung dịch ORS (hay còn gọi là nước biển khô): Một gói pha với 1 lít nước chín, uống sau mỗi lần trẻ đi tiêu chảy, 50 - 100ml ở trẻ dưới 2 tuổi và 100 - 200ml cho trẻ trên 2 tuổi. Bố mẹ cho trẻ uống từng muỗng hoặc từng ngụm nhỏ.
  • Tiếp tục cho bé ăn: Khi trẻ bị tiêu chảy, tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn khiến con có thể bị suy dinh dưỡng, càng làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bố mẹ nên cho bé ăn uống bình thường, nhưng hãy chia ra thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.

Nếu không có dấu hiệu mất nước, tức là các bé vẫn chơi, ăn bình thường, bú khá thì có thể xử trí tại nhà, không cần dùng thuốc kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Nếu bố mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Bởi ở độ tuổi này, con rất dễ bị mất nước và bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn mà người nhà không thể nhận biết được. 

Còn đối với các bé lớn hơn, hãy đưa bé đến bác sĩ khi có các triệu chứng như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dấu hiệu mất nước: Lưỡi khô, khát, khóc không có nước mắt, nếp véo da mất chậm, mắt trũng và khô, mệt lả,...
  • Bé vẫn nôn ói nhiều ngay cả khi bố mẹ đã cho bé uống chậm, từng ít một, thường xuyên.
  • Trẻ đi phân có máu.
  • Đi tiêu quá thường xuyên, có khả năng không thể bù được nước cho trẻ.
  • Bé không chịu ăn uống trong khi vẫn tiêu chảy và nôn ói.
  • Dịch nôn ói của bé có màu xanh lá cây.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, quấy khóc liên tục hoặc ngủ nhiều, khó đánh thức.
  • Sốt và đau bụng nhiều.
  • Tiêu chảy không thuyên giảm sau 7 ngày.

Cách phòng ngừa tiêu chảy cấp cho bé

Tiêu chảy cấp là chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Vì thế, trong sinh hoạt hằng ngày của các bé cần có những biện pháp phòng ngừa:

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tránh các loại thức ăn cay hoặc lạnh, thực phẩm ôi thiu, ăn chín uống sôi, không sử dụng thức ăn để qua ngày.
  • Khi nấu ăn, mẹ cần chú ý sơ chế sạch sẽ, thức ăn được che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng.
  • Không để trẻ cho mọi thứ vào miệng, đồ chơi cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Tiêm phòng định kỳ cho trẻ.
  • Tạo cho con thói quen rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cho bé tránh xa những khu vực có dịch hoặc có người mắc tiêu chảy cấp.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bố mẹ đã có thể nắm được các dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, cũng như có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây bệnh, cách xử trí và cách phòng bệnh hiệu quả cho bé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy