Mẹ bầu đau bụng dưới có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cơn đau nhói bất chợt hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới khiến bạn lo lắng không yên? Bạn không rõ các cơn đau bụng dưới có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Mẹ làm gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu vùng bụng dưới cho một thai kỳ an toàn và trọn vẹn?

Nguyên nhân thông thường gây đau bụng dưới khi mang thai

Nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai nhưng lại không hề nguy hiểm đến thai nhi. Ví dụ như táo bón và các cơn đau bắt nguồn từ dây chằng tròn ở tử cung. Dù không ảnh hưởng đến thai nhi, nếu các cơn đau cứ kéo dài dai dẳng hoặc đi kèm với chuột rút dữ dội và ra máu, mẹ cần đến bác sĩ ngay lập tức.

Tử cung chèn ép lên các cơ quan nội tạng

Khi mang thai, tử cung của bạn đang ngày một lớn dần hơn, chiếm chỗ trong bụng bạn. Vì thế, bạn hay có cảm giác buồn nôn, no hoặc chướng bụng.

Để khắc phục, bạn nên ăn thường xuyên hơn. Hoặc chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ. Kết hợp với tập thể dục, nghỉ ngơi và thường xuyên đi vệ sinh để bàng quang không chịu nhiều áp lực.

Đau dây chằng tròn

Tử cung to ra kéo căng các dây chằng tròn, đi từ mặt trước tử cung đến mặt sau xương mu. Bạn có thể cảm thấy đau ở bụng dưới lan xuống bẹn. Thay đổi tư thế sẽ khiến bạn đau nhói. Hoặc cũng có thể thấy đau âm ỉ suốt quá trình mang thai. Đau do dây chằng thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai và sẽ tự hết.

Táo bón và đầy hơi

Thật không may, táo bón và đầy hơi thường là một phần của thai kỳ. Progesterone là một loại hormone tăng lên khi mang thai. Toàn bộ hệ thống tiêu hóa sẽ bị hạn chế tốc độ di chuyển thức ăn. Để chống táo bón, hãy uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cơn co thắt Braxton Hicks

Cơn co thắt giả này cũng là nguyên nhân gây ra chứng đau bụng dưới khi mang thai. Khác với các cơn co thắt chuyển dạ thật, các cơn co này sẽ giảm dần và mất hẳn khi bạn thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi. Uống nhiều nước sẽ giảm bớt triệu chứng đau bụng dưới khi cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai là cảnh báo nguy hiểm

Một số dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Kèm theo triệu chứng chảy máu, đau dữ dội, sốt và rối loạn thị giác,...

Thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung hoặc thai trong ống dẫn trứng là khi trứng làm tổ ở một vị trí nào đó không phải tử cung.

Sảy thai

Khi bạn đau bụng dữ dội trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn luôn phải lo lắng về việc sảy thai. 15-20%  các trường hợp mang thai kết thúc bằng sẩy thai trong tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng của sảy thai bao gồm chảy máu và chuột rút có thể theo nhịp điệu hoặc giống như đau bụng kinh.

Chuyển dạ sinh non

Nếu phải thường xuyên trải qua cơn co thắt trước khi thai được 37 tuần và bị đau lưng dai dẳng, bạn có thể đang chuyển dạ sinh non. Bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức. Các cơn co thắt có thể có hoặc không kèm theo dịch âm đạo, rỉ ối và thai nhi giảm chuyển động.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau thai bong non

Thai nhi được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng chủ yếu là từ nhau thai. Nhau thường làm tổ cao trên thành tử cung và không tách ra cho đến khi bạn sinh xong. Đôi khi, nhau thai có thể tách khỏi thành tử cung. Đây là một biến chứng nguy hiểm, thường gặp nhất trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi gặp hiện tượng này, bạn sẽ thấy cơn đau bụng dưới dữ dội, liên tục, ngày càng nặng dần. Tử cung của bạn có thể cứng như đá và ra máu đỏ sẫm.

Tiền sản giật

Các rối loạn tăng huyết áp khác có từ 5 đến 8% phụ nữ mang thai. Tiền sản giật có thể phát triển bất cứ lúc nào sau 20 tuần của thai kỳ. Đó là lý do tại sao bác sĩ lại kiểm tra huyết áp và kiểm tra nước tiểu cho bạn mỗi lần hẹn khám.

Huyết áp cao làm co các mạch trong tử cung cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế, sự phát triển của em bé có thể bị chậm lại. Tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ nhau thai bong non. Hiện tượng này gây đau ở phần trên bên phải của bụng, buồn nôn, đau đầu, sưng phù và rối loạn thị giác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiễm trùng đường tiết niệu

10% những bà mẹ tương lai sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đột ngột muốn đi tiểu
  • Nóng rát khi đi tiểu và đi tiểu ra máu
  • Đau bụng

Viêm ruột thừa

Đây có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai. Khi tử cung mở rộng, ruột thừa sẽ bị kéo lên và có thể lên gần rốn hoặc gan. Dấu hiệu thông thường của viêm ruột thừa là đau ở phần tư phía dưới bên phải của bụng. Nhưng khi mang thai, bạn có thể cảm thấy nó cao hơn. Các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn ói liên tục.

Sỏi mật

Sỏi trong túi mật phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt nếu họ thừa cân, trên 35 tuổi hoặc có tiền sử sỏi. Cơn đau do sỏi mật (viêm túi mật) rất dữ dội. Chúng tập trung ở phần tư phía trên bên phải của bụng. Cơn đau cũng có thể lan ra lưng và dưới xương bả vai phải của bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào mẹ bầu cần gọi bác sĩ?

Đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn. Nếu có bất cứ điều gì lo lắng về việc bụng dưới của bạn cứ đau âm ỉ khi mang thai, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình. Hoặc đến ngay bệnh viện để cơn đau không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Đặc biệt khi bạn nhận thấy các triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng có hoặc không ra máu trước 12 tuần
  • Chảy máu âm đạo hoặc chuột rút mạnh
  • Có hơn bốn cơn co thắt trong một giờ và liên tục suốt hai giờ
  • Đau bụng nặng
  • Rối loạn thị giác
  • Đau đầu dữ dội
  • Sưng tay, chân hoặc mặt nghiêm trọng
  • Đau khi đi tiểu, khó tiểu hoặc tiểu ra máu

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các mẹo sau để giảm bớt cảm giác khó chịu ở bụng dưới khi mang thai:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên
  • Tập thể dục thường xuyên, điều độ
  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ (bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám)
  • Uống nhiều nước
  • Thường xuyên làm trống bàng quang
  • Nghỉ ngơi thường xuyên

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã biết được các nguyên nhân gây ra chứng đau bụng dưới khi mang thai và các dấu hiệu ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào khi mang thai, đừng ngần ngại tham vấn các bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo một thai kỳ trọn vẹn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le