Góc cảnh báo! Đau bụng bên trái ngang rốn có thể là dấu hiệu sỏi thận, viêm đại tràng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng bên trái ngang rốn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường ruột, thận... Tình trạng này kéo dài nếu không được điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy đâu là cách điều trị cơn đau bụng trái hiệu quả nhất? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tình trạng đau bụng bên trái ngang rốn là biểu hiện của bệnh gì?

Phình mạch máu vùng bụng

Phình mạch máu vùng bụng thường xảy ra ở động mạch chủ. Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi thành mạch của động mạch chủ ngày càng giãn nở, một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở bên trái ngang rốn, cơn đau đôi khi lan rộng sang cả thắt lưng. Đây được xem là tình trạng y tế khẩn cấp và cần được điều trị trong thời gian sớm nhất.

Bệnh lý sỏi thận là nguyên nhân đau bụng bên trái ngang rốn

Sỏi thận xảy ra khi những khoáng chất không được đào thải ra ngoài cơ thể tích tụ thành các mảng cứng và đi vào bên trong niệu quản. Đau bụng bên trái là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như đau lưng, nước tiểu sẫm màu, tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần trong ngày...

Nguyên nhân đau bụng bên trái có thể do bệnh lý sỏi thận tiềm tàng

Dạ dày bị viêm

Dạ dày bị viêm khi các lớp niêm mạc bao tử chịu tổn thương, dẫn đến tình trạng sưng tấy hoặc lở loét. Nguyên nhân của viêm bao tử khá đa dạng, bao gồm vi khuẩn H.pylori, lạm dụng  thuốc giảm đau 1 cách đột ngột. Cơn đau thường dữ dội, cồn cào, đặc biệt là vào buổi đêm. Người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn hoặc đầy chướng bụng.

Ruột kết viêm nhiễm

Viêm ruột kết còn được biết đến với cái tên viêm đại tràng. Giống như viêm túi thừa, bệnh lý này cũng là nguyên nhân thường gặp của chứng đau bụng trái ngang rốn. Người bệnh có thể bị viêm ruột kết do nhiễm trùng H.pylori, do ngộ độc thực phẩm, tuần hoàn máu kém hoặc loét đại tràng.

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa xảy ra khi bên trong ruột già hình thành những túi nhỏ phình lên trên lớp niêm mạc. Tình trạng này được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng bụng bên trái, có thể lan rộng từ bụng dưới lên ngang rốn. Bên cạnh triệu chứng đau bụng, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như sốt, buồn nôn và chán ăn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, viêm túi thừa có khả năng dẫn đến biến chứng chảy máu trong ruột kết, nhiễm trùng hoặc tắc ruột.

Viêm nhiễm da zona thần kinh

Khi virus bệnh zona - varicella -zoster xâm nhập vào bên trong cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu nổi bật trên da như mụn rộp, phát ban, nóng da..., người bệnh còn có thể phải đối mặt với chứng đau bụng bên trái. Virus zona cũng có khả năng tồn tại khá lâu, ngay cả khi triệu chứng bên ngoài đã lành hẳn.

Bị đau bụng bên trái ngang rốn nên làm gì?

Khi bị đau bụng bên trái, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chườm nóng: Nhiệt nóng khiến cơ quan co thắt được thư giãn và thả lỏng, từ đó giúp xoa dịu cơn đau  nhanh chóng. Bên cạnh việc chườm nóng, người bệnh cũng nên thử ngâm mình trong bồn nước ấm pha với một chút muối epsom, hiệu quả mà 2 phương pháp này đem đến tương đương nhau.
  • Nhâm nhi một ly trà gừng : Đối với các cơn đau bụng do hệ tiêu hóa gặp trục trặc, trà gừng là biện pháp đặc biệt hiệu quả. Trong trà gà có chứa 2 hoạt chất gingerols và shogaols có khả năng tăng tốc co bóp của dạ dày, từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giảm đầy chướng bụng. Trà gừng được chế biến rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đun sôi vài lát gừng tươi với nước lọc, cho thêm chút đường nếu thích là được.
  • Tiêu thụ nước dừa: Trong loại nước này có chứa nhiều kali và magie, đây đều là những hoạt chất có tác dụng giảm đau, co thắt rất hiệu quả. Tiêu thụ nước đưa thường xuyên cũng giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh lý liên quan đến thận.

Cách chữa đau bụng trái bằng trà gừng

Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Ngay khi có những triệu chứng đau bên trái không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • Đau đột ngột, dữ dội;
  • Sốt;
  • Phân lẫn máu;
  • Buồn nôn và nôn mửa kéo dài;
  • Sút cân;
  • Đau dữ dội khi chạm vào bụng;
  • Sưng bụng;
  • Cơn đau kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

Đau bụng khi nào thì cần đến khám bác sĩ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách phòng tránh đau bụng bên trái ngang rốn

  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ;
  • Trước khi thăm khám không nên tự ý sử dụng các loại thuốc  kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ;
  • Không nên làm việc quá sức khi đau dữ dội;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học như ăn chậm nhai kỹ, tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ, bia rượu...;
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức;
  • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài;
  • Tập thể dục, thể thao hằng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
  • Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định;
  • Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tham khảo của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Luyện tập thể dụng thể thao là biện pháp hiệu quả để nâng cao sức khỏe

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc liên quan đến vấn đề đau bụng trái ngang rốn. Nếu cơn đau không cải thiện sau một đến hai ngày điều trị tại nhà, bạn nên dành thời gian thăm khám tại các bệnh viện lớn để được chuẩn đoán và điều trị sớm.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparentvietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi