Da đầu có vảy trắng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số trẻ chỉ bị da đầu bị đóng vảy trắng trong khoảng da đầu nhỏ nhưng nhiều trẻ lại bị mọc khắp cả đầu. Hầu hết qua thời gian, tình trạng này sẽ tự biến mất.
- Hiện tượng da đầu có vảy trắng là gì?
- Nguyên nhân da đầu có vảy trắng là gì?
- Cách điều trị bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
- Khi nào trẻ sơ sinh tróc da đầu cần được đưa đến bác sĩ?
Hiện tượng da đầu có vảy trắng là gì
Da của bé bị khô và tróc vảy, tạo thành những mảng trắng. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số trẻ chỉ bị da đầu bị đóng vảy trắng trong khoảng da đầu nhỏ nhưng nhiều trẻ lại bị mọc khắp cả đầu mà dân gian hay gọi là “cứt trâu”, hay viêm da đầu. Tình trạng cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh không phải là bệnh lây truyền và không phải là dấu hiệu của việc ở bẩn. Hầu hết qua thời gian, tình trạng này sẽ tự biến mất.
Bác sĩ Nguyễn Đình Huấn – Bệnh viện Nhi đồng I (Tp. HCM) cho biết: Viêm da đầu là bệnh về da liễu thường gặp, mạn tính. Tổn thương của bệnh chủ yếu tập trung tại các vùng da nhiều tuyến bã như da đầu, mặt và toàn thân trên cơ thể. Bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh thường khởi phát sớm lúc 2 – 10 tuần tuổi và sẽ hết lúc 8 – 12 tháng tuổi.
Mẹ có thể quan tâm:
5 lỗi sai “tày đình” khi chăm sóc bé sơ sinh theo tổng kết từ bác sĩ nhi
Nguyên nhân da đầu có vảy trắng là gì
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trẻ sơ sinh bong da đầu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân chính là do tuyến dầu và nang lông phát triển nhanh. Nấm malassezia phát triển trong tuyến bã nhờn kèm theo vi khuẩn đã gây nên hiện tượng cứt trâu trên da đầu ở trẻ sơ sinh.
Hiện tượng gia tăng tiết bã nhờn thường gặp ở trẻ nhỏ, kể cả ở trẻ trong độ tuổi thiếu niên. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone khá cao nên có thể đó là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Viêm da tiết bã
Da đầu có vảy trắng có thể là dấu hiệu của viêm da tiết bã.Triệu chứng của bệnh ở trẻ sơ sinh thường thấy nhất là xuất hiện nhiều vảy nhờn, dính, tập trung ở phần đỉnh đầu, có thể tạo thành lớp dày, lan tỏa khắp da đầu, tạo nên hình ảnh giống như chiếc mũ (dân gian còn gọi là bệnh “cứt trâu”).
Vị trí thường gặp khác của bệnh là ở vùng tã lót gây ra đỏ da, có vảy. Ngoài ra bệnh có thể gặp ở mặt, vùng nếp gấp (vùng sau tai, vùng nách, vùng bẹn). Một số ít trường hợp trẻ có thể bội nhiễm thêm nấm candida hay vi trùng.
Bệnh thường xuất hiện sớm, ngay cả ở độ tuổi sơ sinh, lúc trẻ được 2 – 10 tuần tuổi và thường thuyên giảm lúc 8 – 12 tháng tuổi. Tất cả nhóm tuổi của trẻ đều có thể gặp phải tình trạng này, ngay cả khi trẻ em không có nhiều nhiều tuyến bã như người lớn.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh với các mẹo dân gian thật hiệu quả
Cách điều trị bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh
Trước tiên, các mẹ không được cố gắng lấy hoặc kỳ cọ mạnh tay vì sẽ làm da bé bị tổn thương, viêm nhiễm.
- Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh có thể dùng dầu dành riêng cho trẻ bôi dầu khoáng. Hoặc parafin, vaseline, mỡ axit salicylic 2% để làm mềm các vảy bám trên da trước khi gội đầu khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ để làm cho lớp vảy mềm và tự tróc ra.
- Gội đầu cho trẻ khi da đầu bé có vảy trắng bằng chanh hoặc loại dầu gội có độ pH thấp đối với trường hợp nhẹ và vừa. Nếu trẻ bị nặng cần làm vài ngày cho sạch hẳn.
- Có thể dùng lược có lông chải mềm dành riêng cho bé, nhẹ nhàng chải sau khi gội đầu giúp loại bỏ các vảy trên da đầu.
- Đề phòng cứt trâu, cần giữ da đầu trẻ sạch, khô. Gội đầu hàng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết.
- Vào những ngày ấm áp, không cần đội mũ cho trẻ vì có thể gây bí và ẩm da đầu. Nên chọn những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại để đội cho con.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết “ Cứt trâu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhưng vẫn khiến trẻ khó chịu và mất thẩm mỹ cho trẻ. Để đề phòng tình trạng này, mẹ cần giữ da đầu trẻ sạch, khô thoáng. Dùng dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh gội đầu hằng ngày để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết, mẹ có thể chải đầu bằng bàn chải mềm”.
Khi nào trẻ sơ sinh tróc da đầu cần được đưa đến bác sĩ
Nếu các mảng bám và vảy trắng trên đầu trẻ có màu trắng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng ngại. Nhưng nếu “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt. Làm em bé ngứa ngáy phải gãi đầu có thể có những biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu.
Hoặc các mảng bám trên da đầu thường tạo thành hình tròn, nơi mảng bám bị rụng tóc, gây ngứa, đỏ, sưng tấy. Thì hiện tượng này không chỉ còn đơn thuần là hiện tượng sinh lý trẻ sơ sinh bị khô da đầu, mà đã trở thành bệnh lý (nấm đầu). Bệnh có thể làm rụng tóc, thưa thớt hay từng đám. Vì chất nhờn tiết ra nhiều vít lỗ chân tóc gây rối loạn dinh dưỡng và làm rụng tóc. Lúc này mẹ không được tuỳ tiện bôi thuốc mà hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay nhé!
Nguồn tham khảo: Viêm da tiết bã (cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh): Những điều cần biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
- Hội chứng 4S – Căn bệnh bong tróc da nguy hiểm ở trẻ sơ sinh do lây lan vi khuẩn từ cha mẹ
- 4 điểm nhạy cảm mẹ cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
- Mẹ nên chăm sóc tóc cho bé sơ sinh như thế nào?