Cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào? Làm thế nào để xử lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào? Thông thường hiện tượng này phổ biến nhất ở trẻ 3 tháng tuổi và thường biến mất khi trẻ 1 tuổi hoặc kéo dài hơn. Mặc dù là vô hại nhưng tình trạng này cũng khiến nhiều mẹ đau đầu tìm cách giải quyết.

Cứt trâu là gì?

Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh, đi kèm với sức đề kháng non yếu và chưa hoàn thiện nên trẻ dễ mắc 1 số bệnh lý, điển hình là các bệnh về da đầu như nấm da đầu, viêm da, chàm da…

Cứt trâu là tên gọi dân gian của tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Khi tuyến bã nhờn của nang lông trên da đầu trẻ hoạt động quá mạnh, bã nhờn kết dính với số lượng lớn tế bào chết, làm cản trở quá trình bong tróc của tế bào và tạo thành các mảng bám bẩn trên da bé.

Khoảng 30% trẻ sơ sinh có cứt trâu

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến, theo thống kê có tới hơn 30% trẻ sinh ra gặp hiện tượng này khi được 3 tháng tuổi. Khi bị cứt trâu, da đầu bé có thể nhờn, xuất hiện các mảng vảy dày, sẫm màu, nhất là ở phần thóp của trẻ. Màu của mảng cứt trâu phụ thuộc màu da của bé. Đôi khi da đầu bé bị đỏ, không có vảy hoặc bong tróc. Vài bé có thể bị rụng tóc tại vị trí có cứt trâu và tóc sẽ mọc trở lại khi cứt trâu biến mất. Mảng vảy cũng có thể xuất hiện ở 1 số bộ phận khác trên cơ thể bé như mặt, đằng sau tai, khu vực mặc bỉm, nách.

Nhìn chung cứt trâu không gây ngứa ở trẻ, tuy nhiên nếu lớp cứt trâu nhiều, dày thì nấm sẽ có cơ hội phát triển gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, rụng tóc, bít lỗ chân tóc, chàm eczema... ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?

Nguyên nhân gây ra cứt trâu vẫn chưa được kết luận chính xác. Nhiều người cho rằng hiện tượng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là do chưa vệ sinh sạch sẽ, làm vết bẩn tích tụ lại bám trên da đầu. Tuy nhiên chuyên gia cho rằng đây không phải là quan điểm đúng. Nhiều trẻ dù được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày vẫn có thể gặp phải hiện tượng này. Việc vệ sinh cho bé chỉ ảnh hưởng đến mức độ chuyển biến của bệnh chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh.

Cứt trâu thường xuất hiện khi bé 3 tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 số quan điểm cho rằng cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện do trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi 1 lượng hormone từ người mẹ trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên không thể hấp thụ hết lượng Biotin (vitamin B7) và các khoáng chất tốt cho da khác nên kích thích cho tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Ở vài trường hợp hiếm gặp, cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là do suy giảm miễn dịch, khi đó sẽ đi kèm vài triệu chứng khác nữa.

Từ 3 tháng tuổi trở lên là thời điểm cứt trâu xuất hiện nhiều. Mảng vảy thường biến mất khi bé 1 tuổi, cũng có trường hợp kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi. 1 số trường hợp chuyển biến nặng, cứt trâu không mất đi mà ngày càng dày thêm và lan rộng xuống cả vùng da khác như mặt, cổ gây bội nhiễm da.

Cùng mẹ xử lý cứt trâu ở trẻ

Cứt trâu sẽ dần biến mất sau khoảng 6 tháng – 1 năm. Nếu mẹ sốt ruột muốn loại bỏ tình trạng này trong thời gian sớm nhất thì có thể áp dụng cách sau:

Mẹ có thể dùng lược dành riêng cho trẻ sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Giữ da đầu bé luôn sạch sẽ, khô thoáng bằng các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể gội đầu cho con mỗi ngày, tuy nhiên cũng nên lưu ý không nên gội quá nhiều vì dễ làm khô da đầu dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn
  • Sau khi gội đầu, nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng lược mềm dành cho trẻ sơ sinh. Lúc này các mảng vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Nếu không có lược, bàn chải đánh răng mới cũng là lựa chọn không tồi để thay thế
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để bôi 1 ít vaseline, dầu massage, dầu olive, dầu dừa.. cho bé để cứt trâu mềm ra, sau đó gội lại bằng nước chanh loãng. Sau vài lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần và da đầu bé được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý khi xử lý viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

  • Trường hợp bé bị viêm da nặng cần được khám tại cơ sở y tế. Mẹ tuyệt đối không được tùy tiện bôi thuốc cho bé mà cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi thời tiết ấm áp, không cần đội mũ cho bé vì có thể gây bí hơi và ẩm da đầu. Chỉ nên đội cho bé những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại
  • Không dùng tay cạy các mảng cứt trâu trên đầu bé. Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, việc làm này có thể làm bé đau đớn và tăng nguy cơ viêm nhiễm da
  • Hãy đưa bé đến bác sĩ ngay khi vùng cứt trâu có tình trạng đóng vảy dày và lan rộng ra các phần da khác, bị chảy máu, có mùi lạ, khó chịu.

Các trường hợp viêm da nặng cần đi khám bác sĩ

Tạm kết

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường và có thể dễ dàng xử lý. Chăm sóc trẻ sơ sinh cần rất nhiều công sức và cả sự tỉ mỉ, cẩn thận. Nếu bé có bị cứt trâu thì mẹ cũng đã được trang bị đầy đủ kiến thức qua bài viết này để sẵn sàng loại bỏ những mảng vảy đáng ghét trên đầu bé cưng rồi đúng không nào?

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi