Giải đáp tất tần tật các thắc mắc của mẹ bầu về sàn chậu và cửa mình sau sinh

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cửa mình và âm đạo. Thực tế, âm đạo nằm sâu bên trong cơ thể trong khi cửa mình bao gồm cả khu vực tam giác ngược mà mỗi sáng bạn phải làm vệ sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cửa mình sau sinh khi nào mới quay về kích thước cũ? Tình trạng sưng và rộng âm đạo sẽ bắt đầu giảm vài ngày sau khi em bé chào đời.

Thật ra cửa mình và sàn chậu của các mẹ sau khi sinh sẽ không đáng sợ như mẹ nghĩ. Cơ thể của mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi trong quá trình mang thai và sau sinh như vấn đề sa sàn chậu. Những sự thay đổi trên cơ thể mẹ sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Khái niệm cửa mình và sàn chậu
  • Cơ sàn chậu của mẹ bầu cũng cần được tập thể dục
  • Những điều mẹ cần biết về sàn chậu và cửa mình sau sinh
  • Các triệu chứng ở sàn chậu và cửa mình mà mẹ cần quan tâm

Khái niệm cửa mình và sàn chậu

Cửa mình là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cửa mình và âm đạo. Thực tế, âm đạo nằm sâu bên trong cơ thể trong khi cửa mình bao gồm cả khu vực tam giác ngược mà mỗi sáng bạn phải làm vệ sinh. Cửa mình có liên quan đến những cấu trúc bên ngoài. Đó là điểm kết nối của cơ quan sinh dục nữ và quá trình sinh sản. Người ta ví cửa mình là cơ quan sinh dục ngoài. Trong khi đó, âm đạo là cơ quan sinh dục trong.

Có thể bạn chưa biết:

Nhiều chị em không hiểu rõ về khái niệm cửa mình và sàn chậu

Mẹ có nên hơ than cửa mình sau khi sinh?

Ông bà ta hay khuyên mẹ bỉm hãy xông cửa mình sau sinh bằng than vì công dụng của than giúp lấy lại thể trạng “cô bé” như ban đầu. Nhiều người còn tin rằng cách này giúp loại bỏ vi khuẩn, khử mùi và tránh viêm nhiễm để vùng kín se khít, hồng hào.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng mẹ không nên hơ than vùng kín sau sinh. Bởi khi đốt thì khí CO2 sinh ra rất rất độc, nó sẽ gây hại nghiêm trọng cho phổi của cả mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, khi hơ vùng kín sau sinh bằng than nếu không cẩn thận mẹ sẽ bị phỏng, chảy máu âm đạo… Mẹ có thể áp dụng cách xông cửa mình sau sinh với lá trầu không đun sôi.

Sàn chậu là gì?

Sàn chậu được ví như một cái võng trong vùng đáy chậu của mẹ. Bộ phần này kết nối với bàng quang, niệu đạo, âm đạo, hậu môn và trực tràng. Bàng quang, ruột và tử cung của mẹ nằm trên đó. Chúng đan chéo nhau từ trước ra sau và từ bên này sang bên kia từ xương mu đến xương cụt. Sàn chậu kiểm soát việc đóng mở niệu đạo, âm đạo và hậu môn của mẹ với một mạng lưới mô liên kết và cân bằng phong phú.

Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống: Hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Ngoài ra, sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống mạch máu và thần kinh.

Mẹ sẽ chạm vào sàn chậu khi đi tiểu, đi đại tiện, quan hệ tình dục, đứng lên, ngồi xuống, tập thể dục… Trong quá trình mang thai, sàn chậu bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân chủ yếu là do trọng lượng của thai kỳ và chấn thương khi sinh qua đường âm đạo (hoặc rặn đẻ trước khi sinh mổ không theo kế hoạch). Lúc này sàn chậu bị căng ra, dài ra và bị tổn thương mô mềm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơ sàn chậu của mẹ bầu cũng cần được tập thể dục

Khi mẹ bắt đầu mang thai, mẹ phải trải qua rất nhiều thay đổi vật lý trên cơ thể. Đôi khi trong quá trình mang thai, mẹ bầu còn gặp phải các chấn thương. Bên cạnh đó mẹ còn có thể gặp phải các bệnh khác trong thời kỳ thai sản. Những ảnh hưởng trong quá trình mang thai và sinh nở sẽ đi theo mẹ sau giai đoạn hậu sản.

Cơ thể phụ nữ bị ảnh hưởng bởi quá trình mang thai và sinh nở

Cơ sàn chậu cũng giống như bất kỳ cơ nào khác trên cơ thể của mẹ. Nó phải xử lý rất nhiều những công việc khó khăn. Cơ sàn chậu sẽ có phản ứng phục hồi sau khi sinh sản. Điều đó giống như việc phục hồi của bắp tay hay đầu gối.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe vùng chậu cho bà mẹ - Ryan Bailey, người sáng lập của Dự án sức khỏe vùng chậu ở New Hampshire cho biết: “Sàn chậu là một phần cực kỳ quan trọng trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là đối với phụ nữ. Mọi người nên làm quen với nó, ngay cả trước khi mang thai."

Có thể bạn chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những điều mẹ cần biết về sàn chậu và cửa mình sau sinh

Mẹ bị tiểu són sau sinh

Do sàn chậu của mẹ đã trải qua hành trình mang thai và sinh nở, vì vậy nó sẽ bị yếu sau sinh. Dẫn đến việc mẹ có thể gặp khó khăn trong việc nhịn tiểu, đặc biệt là khi cười hoặc ho trong vòng 6 tuần sau sinh. Nếu mẹ bị chấn thương sàn chậu hoặc bị rách cấp độ hai trở lên, mẹ sẽ không thể tự chủ trong việc đi tiểu.

Đau tầng sinh môn

Có nhiều loại đau tầng sinh môn khác nhau mà mẹ có thể gặp phải sau khi sinh. Thỉnh thoảng, một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn. Điển hình như vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa.

Đau tầng sinh môn là một trong những vấn đề thường gặp sau sinh

Bất kỳ cơn đau nào kéo dài hơn 24 tiếng trong thai kỳ cũng cần được chú ý và quan tâm. Mẹ cũng không nên bỏ qua những cơn đau dai dẳng, khó chịu sau khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài tập Kegel không phải là giải pháp cho sàn chậu

Kegel không phải là một giải pháp kỳ diệu. Trên thực tế, chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt. Các chuyên gia cho biết, việc tập Kegel là không đủ. Mẹ cần thực hiện những bài tập đơn giản để thư giãn. Thay vì chỉ tập Kegel, mẹ cần thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu dành cho sàn chậu.

Mẹ cần tránh quan hệ tình dục trong thời gian này

Nhiều mẹ bầu cảm thấy áp lực khi phải quan hệ tình dục sau khi sinh. Lúc này âm đạo của mẹ sẽ bị khô do hormone. Khi quan hệ tình dục thời điểm này dễ làm rách tầng sinh môn của mẹ. Ảnh hưởng đến thời gian phục hồi. Nếu cơ sàn chậu rất căng hoặc có độ trương lực cơ cao, phụ nữ có thể gặp khó khăn khi đạt cực khoái.

Các triệu chứng ở sàn chậu và cửa mình mà mẹ cần quan tâm

Sau khoảng sáu tuần sau sinh, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ sản phụ khoa nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cảm giác nặng nề ở vùng đáy chậu của bạn
  • Áp lực ở vùng đáy chậu của bạn
  • Cảm giác ngồi trên một cái gì đó khi bạn ngồi nhưng không có gì ở đó
  • Rò rỉ sau khi đi tiểu
  • Khó đi tiểu
  • Táo bón kéo dài

Tình trạng sàn chậu và cửa mình sau sinh của các mẹ bầu là điều làm cho mẹ rất khó nói. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng. Tình trạng này sẽ được khắc phục sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Lúc này mẹ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để phục hồi sức khoẻ sau sinh. Mẹ cũng đừng quên đi khám phụ khoa để được bác sĩ cho những lời khuyên tốt nhất về tình trạng bản thân.

Theo: www.healthline.com/health/parenting/your-pelvic-floor-explained

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ