Con so là gì? Cần lưu ý gì trước khi sinh để mẹ tròn con vuông?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều người thường nghe nhắc đến mang con so, con rạ, nhưng lại băn khoăn không biết con so là gì. Cũng như cần lưu ý gì khi chuẩn bị sinh con so. Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé!

Con so là gì? Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con so

Con so là con sinh đầu lòng, còn con rạ là những đứa con sinh sau. Sau khi có lời giải con so là gì, hãy cùng tham khảo một số dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con so như thế nào nhé!

Khi mang thai con so, cơ bụng bà bầu còn nhỏ gọn nên thường bụng bầu nhỏ hơn

Bung nhớt hồng

Trong suốt thai kỳ, ở vị trí nối cổ tử cung với âm đạo sẽ có một nút nhầy vững chắc. Sẽ bảo vệ thai nhi chống vi khuẩn xâm nhập, hay lực tác động từ bên ngoài vào buồng ối.

Vì vậy, khi cổ tử cung mở ra, nút nhầy sẽ bung và thoát ra ngoài âm đạo. Chúng có màu hồng và hơi nhầy nhớ. Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ.

Bung nhớt hồng là biểu hiện thường gặp khi chuyển dạ

Xuất hiện cơn gò tử cung

Tháng cuối thai kỳ, mẹ thường bị tức bụng khi di chuyển hoặc cử động mạnh. Cơn gò này khá mơ hồ, thi thoảng diễn ra trong thời gian ngắn, và không gây đau đớn. Nhưng đến tuần 38 – 40, các cơn gò sẽ tăng dần. Sản phụ sẽ thấy đau nhiều và vùng bụng căng cứng.

Vậy con so là gì, nó có gây đau nhiều hơn khi sinh con rạ không? Theo nhiều người, sinh con so thường đau nhiều hơn. Vì tầng sinh môn và cổ tử cung còn vững chắc, các cơn gò sẽ kéo dài để mở được tử cung và xuất thai ra ngoài.

Các cơn đau khi chuyển dạ khiến mẹ khó chịu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chảy nước ối

Dấu hiệu dễ thấy nhất khi chuyển dạ sinh con so đó là màng vỡ ối. Lúc này, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra. Khi vỡ ối, các cơn gò tử cung thường xuất hiện nhiều hơn và tần suất dồn dập hơn.

Những thay đổi khi thăm khám âm đạo

Các bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh sẽ thăm khám bên trong âm đạo. Khi thấy đầy đủ các dấu hiệu chuyển dạ như cổ tử cung thay đổi, đầu ối thai nhi được thành lập, ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi cơn co tử cung… Bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh.

Thời gian chuyển dạ sinh con so trong bao lâu?

Ngoài con so là gì, thì điều làm nhiều bà mẹ đặc biệt quan tâm nữa đó là thời gian chuyển dạ trong bao lâu.

Chuyển dạ sinh là một quá trình hoàn toàn sinh lý, nên tùy cơ địa mỗi người mà thời gian chuyển dạ khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như lực co bóp của cơn gò, tiểu khung chậu của mẹ hay ống sinh dục, kích thước đầu thai…

Với những sản phụ sinh con so, cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc nên thời gian chuyển dạ thường kéo dài 16 – 24 tiếng. Còn con rạ thường chỉ 8 -16 tiếng.

Mang con so, mẹ thường đau nhiều và đau lâu hơn khi mang con rạ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, thời gian kéo dài cũng vì một phần các mẹ sinh con đầu lòng sẽ khá bỡ ngỡ và lúng túng. Mẹ không biết cách thở và rặn sinh thế nào để giúp các cơn gò trở nên hiệu quả hơn, đỡ tốn nhiều sức hơn.

Chuẩn bị trước khi sinh: Mẹ bầu cần chú ý những gì?

Con so là gì và cần chuẩn bị những gì trước ngày sinh? Cùng tìm hiểu nhé!

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Ngày nay, y học đã tiến bộ hơn trước rất nhiều nên việc sinh con có phần dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lựa chọn cơ sở y tế uy tín là điều rất cần thiết. Nhất là những trường hợp sinh khó, cần chỉ định mổ lấy thai.

Mẹ bầu có thể chọn những bệnh viện nhà nước hoặc tư nhân gần nơi sinh sống của mình. Sao cho đảm bảo chất lượng phục vụ phải tốt và giá thành phù hợp với tài chính gia đình. Nếu chọn nơi sinh xa nhà thì nên nhập viện trước ngày dự sinh một vài ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuẩn bị những giấy tờ cần mang theo

Mẹ nên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhập viện. Nhằm tránh trường hợp chuyển dạ đột ngột khiến tay chân luống cuống, quên trước quên sau.

  • Sổ hộ khẩu.
  • Giấy chứng minh nhân dân của cả bố và mẹ.
  • Thẻ bảo hiểm y tế.
  • Các giấy tờ của những lần khám thai trước như: phiếu siêu âm, đo điện tim, sổ khám bệnh cá nhân,…
  • Giấy chuyển viện (nếu có).

Chuẩn bị tiền

Để quá trình làm thủ tục nhập viện không mất nhiều thời gian, thì mẹ nên chuẩn bị tiền trước. Có thể mang theo ít tiền mặt để ăn uống, mua thuốc, mua tã cho em bé… Còn tiền nằm viện nên thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng cho thuận tiện.

Chuẩn bị một số vật dụng cần thiết

Hãy chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho mẹ như: Quần lót giấy, băng vệ sinh, quần áo dài tay mặc sau sinh, tất chân, mũ giữ ấm, áo lót cho em bé bú, khăn giấy, máy hút sữa…

Ngoài ra, mẹ hãy chuẩn bị trước một số vật dụng dành cho em bé. Có thể kể tới như: tã giấy, băng rốn, quần áo, khăn vải đa năng, khăn giấy ướt, mũ, bao tay, bao chân, tấm lót cho bé nằm, bình sữa…

Mẹ nên ghi chú những vật dụng cần chuẩn bị khi đi sinh để không bỏ sót

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý dành cho mẹ bầu chuẩn bị trước khi sinh

  • Giữ cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
  • Tập những bài thể dục nhẹ để sinh nở dễ dàng hơn.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức trước khi sinh.
  • Chuẩn bị thức ăn nhẹ trước khi sinh như bánh ngọt, nước trà đường, sữa…
  • Suy nghĩ sẵn tên con trước khi sinh.
  • Nhờ người hỗ trợ chăm sóc trước khi sinh: bố mẹ, chị em thân thiết…

Bài viết này đã giúp chị em giải đáp con so là gì. Cũng như một số lưu ý mà mẹ bầu nên biết khi sinh con đầu lòng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu bớt lo lắng hơn. Hãy giữ tâm lý bình tĩnh để vượt cạn thành công nhé các mẹ bầu!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen