Con hay nhõng nhẽo với mẹ, hư hơn khi có mẹ ở bên? Thật bất ngờ, khoa học đã chứng minh lý do thú vị sâu xa của điều này.
Có thật là “con hư tại mẹ”?
Một cô bạn của tôi từng rầu rĩ tâm sự:
“Mình là người luôn nhận thức được việc cần nuôi dạy con một cách có kỷ luật nề nếp. Chính vì thế mà mình đã cố gắng rèn các thói quen tốt cho con ngay từ khi con nhỏ. Nhưng thật kỳ lạ, càng lớn con càng hay nhõng nhẽo và mè nheo trước mặt mình, trong khi với bố bé thì bé lại rất ngoan. Điều này khiến mình cảm thấy thực sự bối rối. Có phải mình đã sai ở đâu?”
Thực tế thì, đây không phải là tình cảnh hiếm có hay lỗi của các mẹ như các cụ xưa từng trách. Các chuyên gia tâm lý trẻ em đã có những tìm hiểu và nghiên cứu về hiện tượng thú vị này.
Một nghiên cứu của khoa Tâm lý học, Đại học Washington, Hoa Kỳ từng tiết lộ rằng những đứa trẻ thường cư xử tệ hơn gấp 800% khi có mẹ ở gần. Thậm chí với trẻ dưới 10 tuổi, con số này còn tăng gấp đôi, lên tới 1.600%.
Kết quả kháo sát
Nếu con hay nhõng nhẽo với mẹ thì mẹ nên lấy làm mừng
Lý do thật đơn giản. Mẹ và bé có sự kết nối tự nhiên về mặt tình cảm ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Trải qua giai đoạn sơ sinh, người mẹ trẻ gắn bó nhiều nhất cũng chính là mẹ.
Điều này đã dần dần hình thành niềm tin tự nhiên tuyệt đối trong bé. Mẹ chính là góc trú ẩn cảm xúc của bé. Nơi con có thể hồn nhiên bộc lộ vui buồn, giận dữ, yêu thương.
Vậy nên mẹ ơi, nếu con có mè nheo chút ít, muốn mẹ vỗ về an ủi thì mẹ đừng ngần ngại sợ con mềm yếu mà đẩy con ra mẹ nhé.
Vậy mẹ nên làm gì khi con hay nhõng nhẹo với mẹ?
Với trẻ trong độ tuổi chập chững, bé chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Dù biết rằng đôi khi con nhõng nhẽo vì cần mẹ nhưng mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:
– Luôn thể hiện cho con thấy mẹ quan tâm và yêu con nhiều như thế nào bằng cách đáp ứng nhu cầu của bé ngay khi con cần trong độ tuổi sơ sinh như nhu cầu ngủ, ăn, thay tã bỉm, …
– Khi bé bước vào tuổi 1-3, mẹ cần tìm hiểu về các bước xử lý cơn nóng giận của trẻ một cách phù hợp, hiệu quả.
Từ đó dần dần bé sẽ học được cách điều chỉnh và bày tỏ cảm xúc với mẹ theo chiều hướng tích cực.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
- Kinh nghiệm chia sẻ của Bố – Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ từ 0-6 tuổi.
- Làm gì khi trẻ giận dữ khóc ăn vạ – 5 bước xử lý bố mẹ phải nhớ kĩ để con ngoan
- Yếu tố chính xây dựng cảm xúc ôn hòa cho con chính là Mẹ!