Đêm về là quậy tung trời – Bé đạp mạnh khiến mẹ mất ngủ có phải là điều đáng lo

Nếu mẹ không muốn thai nhi đạp nhiều vào ban đêm thì mẹ tránh uống nước lạnh, ăn đồ ngọt trước thời điểm đi ngủ. Giảm bớt ánh sáng và các kích thích mạnh như tiếng ti vi quá ồn ào, ánh sáng từ điện thoại trước khi đi vào giấc ngủ khoảng 30 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có thể là do ban ngày mẹ hoạt động không ngừng khiến cho thai nhi thích ngủ nhiều vào khoảng thời gian này. Khi đêm về, mẹ ít di chuyển nên con thích thức dậy và cựa quậy không ngừng như nhiều mẹ đang cảm nhận thấy.

  • Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?
  • Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm phải làm sao?
  • Từ tuần 28 trở đi, mẹ bầu đừng quên ghi lại những cú đạp của con để đảm bảo con luôn khỏe mạnh

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

Thai nhi đạp là dấu hiệu cho thấy con đang phát triển tốt. Nếu bé đạp ít đi là tín hiệu nguy hiểm thì bé đạp mạnh bất thường, đạp nhiều liên tục trong một khoảng thời gian nhất định cũng có thể là dấu hiệu cần phải để tâm.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Thai máy là một trong những dấu hiệu để mẹ nhận biết thai nhi đang trong trạng thái bình thường hay bất thường. Thông thường, thời gian mẹ cảm nhận được cử động của thai nhi là vào khoảng 16 - 20 tuần nhưng phải đến tuần 24 tuần trở đi, những cử động này mới rõ ràng hơn. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên đếm thai máy để sớm nhận ra những bất thường để kịp thời xử lý”.

Trong một số trường hợp, khi con bị thiếu oxy hoặc dây rốn quấn quanh cổ, con đạp nhiều và mạnh cũng là một trong các biểu hiện của các mối nguy này. Do đó, nếu cảm thấy không yên tâm và cú đạp của bé mạnh bất thường so với mọi khi thì mẹ nên đi khám để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tình trạng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm? (Nguồn ảnh: unsplash)

Nhưng nhiều đêm con đạp mạnh, đạp đến mức mẹ đau khắp mình mẩy, không thể ngủ nổi. Có khi nào mẹ thắc mắc vì sao ban ngày thì con không chịu hoạt động gì mấy mà đêm về lại nhào lộn tung trời như vậy? Hơn nữa, bé đạp mạnh nhiều vào ban đêm liệu có phải là dấu hiệu gì bất thường không?

Theo điều tra của Hiệp hội các thai phụ Hoa Kỳ cho biết, một thai nhi khỏe mạnh, trung bình sẽ đạp khoảng 50 lần/ngày.

Lý do bé thường đạp mạnh về ban đêm chính là vì ban ngày hầu như mẹ rất ít khi ngồi yên một chỗ mà thường đi lại nhiều và hoạt động không ngừng. Chính vì thế mà khiến cho thai nhi thích ngủ nhiều vào khoảng thời gian này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi đêm về, mẹ ít di chuyển và thay bằng cách hoạt động tĩnh hơn cũng là thời điểm con thích thức dậy và cựa quậy, duỗi chân, duỗi tay không ngừng như nhiều mẹ đang cảm nhận thấy. Vì vậy mà mẹ dễ dàng nhận thấy cử động thai và cho rằng con đạp nhiều vào ban đêm.

Mẹ đã biết chưa?

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm phải làm sao?

Trước tiên, mẹ cần biết rằng, thai nhi thường đạp mạnh và dễ bị kích thích trước 3 yếu tố là ánh sáng mạnh, tiếng động lớn và đồ ăn mẹ ăn vào. Vì vậy, nếu muốn bé chịu khó nghỉ ngơi nhiều về đêm thay vì hoạt động tung trời vào thời điểm mẹ cần ngủ nghỉ thì mẹ nên lưu ý rằng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tránh uống nước lạnh, ăn đồ ngọt trước thời điểm đi ngủ. Bé sẽ hoạt động mạnh hơn nếu cơ thể mẹ tiếp nhận những thứ này.
  • Vào ban ngày, mẹ nên ngủ tầm 20-30 phút cũng có thể giúp thai nhi có tần suất hoạt động đồng thời với mẹ tốt hơn.
  • Giảm bớt ánh sáng và các kích thích mạnh như tiếng ti vi quá ồn ào, ánh sáng từ điện thoại, nghe nhạc với giai điệu sôi động quá mức trước khi đi vào giấc ngủ khoảng 30 phút là cách hiệu quả để báo với bé rằng giờ đã đến lúc con đi ngủ và nên di chuyển nhẹ nhàng thôi nhé.

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm đến mất ngủ, có cách nào để bé chịu đi ngủ cùng lúc với mẹ về đêm không? (Nguồn ảnh: unsplash)

Mẹ đã biết chưa?

Từ tuần 28 trở đi, mẹ bầu đừng quên ghi lại những cú đạp của con để đảm bảo con luôn khỏe mạnh

Theo hướng dẫn của các chuyên gia, để đếm thai máy, có thể sử dụng phương pháp cơ bản sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Đếm bé máy sau mỗi bữa ăn (bữa sáng, trưa, tối), trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

2. Nếu bé máy 4 lần trở lên trong 30 phút nghĩa là thai nhi bình thường.

3. Khi thấy con đạp ít hơn 4 lần trong thời gian như trên, mẹ hãy đếm tiếp cho đến khi đủ 4 tiếng đồng hồ.

Nên đếm cử động thai mỗi ngày (Ảnh: Unplash)

Mẹ có thể tác động để giúp bé máy bằng cách như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thay đổi tư thế (ví dụ nằm nghiêng bên trái một lúc)
  • Ăn đồ ngọt và đợi tầm 2-3 phút
  • Nghe nhạc (thai nhi rất thích máy khi nghe thấy âm nhạc)
  • Thử ấn vào một bên thành bụng xem bé có phản ứng lại không
  • Uống nước lạnh hay một cốc sữa lạnh.
  • Sử dụng đèn pin chiếu vào thành bụng để kích thích bé như phương pháp thai giáo bằng ánh sáng

4. Nếu bé đạp hơn 10 lần trong 4 giờ, nghĩa là con bình thường và tiếp tục kiểm tra số lần máy của bé vào các bữa ăn tiếp theo.

5. Trường hợp trong vòng 4 tiếng con đạp ít hơn 10 lần hoặc có những chuyển động yếu ớt thì nghĩa là có điều gì không ổn, mẹ cần khẩn trương đi khám ngay lập tức.

Nguồn tham khảo: Cử động thai: Nên đếm lúc nào trong ngày? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương