Con đạp mạnh - Có phải mẹ sắp sinh ra một em bé cực kỳ hiếu động?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Có những ngày mình cảm thấy con đạp mạnh, vừa đá vừa thụi không ngừng. Nhưng có những ngày thì con im ắng như thể không chuyển động mấy. Điều này có nghĩa là bé vẫn bình thường phải không?”

Mẹ có biết con đạp mạnh vào lúc nào?

Bé trong bụng mẹ cũng giống như người lớn vậy. Có những ngày bé hớn hở, vui vẻ, chăm chỉ hoạt động. Và cũng có ngày bé uể oải như lười nhác không muốn làm gì. Các bác sĩ nhi khoa cho biết, tâm trạng của thai nhi có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc vui buồn của người mẹ.

Nếu chịu khó quan sát, mẹ sẽ thấy những lúc mẹ bầu bận rộn, tâm trí tập trung toàn bộ vào công việc mình cần hoàn thành, khi đó, hầu như mẹ đều quên đi việc quan sát các chuyển động của con. Do đó, các mẹ thường cảm thấy con đạp mạnh nhất chủ yếu về đêm hơn là ban ngày.

Thai nhi thường hoạt động nhiều và đạp mạnh nhất là khoảng thời gian ngay sau các bữa ăn của mẹ. Khi đó, bé đã được tiếp thêm nguồn năng lượng đã chuyển hóa từ đường qua thức ăn đi vào trong máu. Nhờ thế mà bé được “nạp thêm nhiên liệu” để hoạt động nhiều hơn.

Một trường hợp nữa là con đạp mạnh những khi mẹ bầu cảm thấy hồi hộp, giật mình hoặc sợ hãi. Nguyên do là với những cảm xúc này, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra Adrenaline, làm kích thích hoạt động của thai nhi.

Vào tháng thứ mấy của thai kỳ thì mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của con?

Thai nhi bắt đầu có những phản ứng di chuyển từ tuần thứ 24-28. Tuy vậy những chuyển động này chưa thực sự mạnh và chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Vào khoảng thời gian này, cách kiểm tra những cú đạp của con được rõ nhất là quan sát từ máy siêu âm.

Con sẽ đạp mạnh và chuyển động thường xuyên hơn từ tuần thứ 28 trở đi. Đây chính là thời điểm mà hầu hết các mẹ đều cảm thấy rất rõ về một sự sống đang tồn tại trong mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

[Video] Hãy cùng xem khi con đạp mạnh làm cầu thủ trong bụng mẹ yêu

Nguồn: Laugh TV

Có phải thai nhi nào cũng có cách đạp giống nhau?

Mỗi em bé sẽ có một tần suất hoạt động khác nhau. Do đó mẹ không nên có sự so sánh với em bé của “nhà người ta”. Một số thai nhi chuyển động mạnh, vừa đạp vừa nhào lộn trong bụng mẹ. Trong khi đó, nhiều em bé chỉ thích hoạt động một cách nhẹ nhàng. Đây hoàn toàn là điều bình thường của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để mẹ tính được số cử động thai?

Bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, mẹ bầu nên tự mình thường xuyên kiểm tra hoạt động của bé trong bụng 2 ngày/lần, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là khoảng thai gian mà thai nhi hoạt động “náo nhiệt” nhất trong ngày.

Cách tính số lần đạp của con mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Ghi lại thời gian bắt đầu tính số lần con đạp. Ví dụ mẹ bắt đầu đếm lần con đạp mạnh là lúc 8 giờ 20 phút.
  • Mỗi lần chuyển động của con (đạp, uốn người, trườn, …) mẹ hãy gạch vào sổ 1 gạch. Khi nào đủ 10 lần thì mẹ ghi lại thời gian của lúc đó.
  • Có những lúc bé đạp đủ 10 lần chỉ trong vòng 10-15 phút. Tuy vậy cũng có lúc mẹ sẽ phải đợi lâu hơn thế.

Trường hợp mẹ đếm trong 1 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa đủ 10 lần, mẹ nên:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nghỉ ngơi và uống một cốc sữa lạnh hoặc ăn đồ ngọt.
  • Mẹ không nên quá lo lắng. Nằm nghỉ một lúc và thực hiện lại việc đếm số lần đạp của con.
  • Nếu đếm lại mà vẫn phải rất lâu mới đủ 10 lần thì tốt nhất là mẹ nên đi khám.

 Việc thai nhi đạp ít hơn bình thường rất có thể là dấu hiệu cho thấy con đang bị thiếu oxy. Phát hiện sớm và kịp thời sẽ giúp giảm được mức độ nguy hiểm của vấn đề này.

Con đạp mạnh đến mức mẹ thấy đau điếng - Đây có phải là điều bình thường?

Nhiều thai nhi rất khỏe. Các bé này thường có xu hướng chuyển động nhanh và mạnh như một chú bướm bay lượn trong bụng mẹ vậy. Đây là điều hoàn toàn bình thường.

Tuy vậy với những cú đạp mạnh của con, nhiều mẹ sẽ cảm thấy đau nhức vùng xương mu và xương chậu. Trong trường hợp này tốt nhất là mẹ hãy thay đổi tư thế ngồi và nằm sao cho thoải mái hơn. Điều này có thể giúp thai nhi “bình tĩnh” trở lại.

Theo theAsianparent Thái Lan

Xen thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương