Tìm hiểu về các cơn co thắt chuyển dạ - Nỗi ám ảnh của các bà mẹ trong phòng chờ sinh

Các cơn co thắt xảy ra khi các cơ trong tử cung căng lên và giãn ra, tạo nên hiện tượng tử cung cứng và siết chặt rồi mở ra dần để chuẩn bị đón em bé chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi thai phụ sẽ cảm thấy khác nhau khi gặp các cơn co thắt chuyển dạ. Có người sẽ cảm thấy rất đau vì cơ thể của bạn đang phải hoạt động để giúp cổ tử cung mở rộng.

Nhìn chung, cảm giác khi gặp các cơn co thắt chuyển dạ như khi bạn bị đau bụng kinh nhưng mạnh hơn khá nhiều. Những cơn co thắt này sẽ từ từ dồn dập hơn.

Co thắt tử cung “thật” (để phân biệt với những cơn co thắt giả hay cơn gò) thường làm bạn khó di chuyển cho tới khi chúng kết thúc. Hãy để ý đến tần suất các cơn co thắt chuyển dạ để chắc rằng bạn sắp chuyển dạ nhé.

Khi dấu hiệu chuyển dạ sớm đến, các cơn co thắt sẽ kéo dài khoảng 40 giây và cách nhau khoảng 10 phút. Khi cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng để em bé chào đời, mỗi cơn co thắt thường kéo dài hơn 1 phút và cách nhau khoảng 1 phút.

Thông thường đây là giai đoạn lâu nhất, đặc biệt khi bạn sinh “con so” (sinh con lần đầu). Quá trình này có thể kéo dài từ 12 đến 14 tiếng, hoặc kéo dài cả ngày.

Trong lúc chơ sinh sẽ có 3 giai đoạn co thắt khác nhau, hãy cùng theo dõi nhé!

Thời kỳ đầu tiên

Trong thời kỳ này, các cơn co thắt thường xuất hiện cách nhau ba mươi phút và không phải quá đau đớn. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận các cơn co thắt mạnh hơn và thường xuyên hơn, đến khi chúng cách nhau khoảng 5 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phần lớn sản phụ đều trải qua giai đoạn này tại nhà. Giữa các kỳ co thắt, bạn sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị di chuyển đến bệnh viện. Hãy thông báo với bác sĩ của bạn và giữ liên lạc cho đến khi bạn nhập viện an toàn nhé!

Trong lúc này, bạn hãy cố gắng đi lại xung quanh và điều tiết hơi thở của mình. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ sinh hơn.

Có một số trường hợp, thời kỳ này diễn ra khá lâu. Bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng một bên người sẽ giúp bạn thoải mái hơn đấy.

Và bạn cũng có thể ăn một ít thức ăn nhẹ nhàng, hãy tránh ăn những đồ dầu mỡ. Bạn nên uống nhiều nước lọc hay các loại nước không có đường để tránh gây ra buồn nôn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời kỳ cổ tử cung mở ra

Thời điểm này, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4-5 phút và kéo dài khoảng một phút. Bạn nên di chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.

Sau khoảng vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung của bạn có thể mở từ 4 đến 8cm.

Nếu bạn thấy đau, hãy thử thay đổi tư thế của mình. Có đôi khi bạn phải thay đổi tư thế vài lần để có thể thoải mái hơn với các cơn co thắt. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoay chuyển hông, động tác này giúp em bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông thường, các sản phụ không thể di chuyển hay nói chuyện vì các cơn co thắt lúc này khá mạnh. Hãy tranh thủ thời gian giữa các lần co thắt để giữ sức.

Điều tiết hơi thở có thể giúp ích phần nào khi gặp các cơn co thắt. Bạn hãy thử hít sâu khi cơn co thắt bắt đầu, và thở nhẹ ra theo mỗi lần co thắt. Cố hít thở đều đặn và nhẹ nhàng nhé!

Chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh

Lúc này, các cơn co thắt của bạn sẽ kéo dài hơn, thường xuyên và mạnh hơn. Thông thường mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 90 giây và cách nhau từ 2 đến 3 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bà bầu có thể cảm thấy sợ hãi hay cáu giận. Nếu thấy người run rẩy hoặc buồn nôn, cảm giác cơ thể mình quá nóng hay quá lạnh, hãy báo ngay cho bác sĩ vì đây không phải là dấu hiệu thông thường.

Mười phút hoặc một tiếng sau đó, có thể là thời điểm chuyển dạ của bạn. Lúc này, cổ tử cung đã mở hoàn toàn đến 10cm và cơ thể bạn đã sẵn sàng đón em bé chào đời.

Khoảng thời gian tử cung giãn từ 5cm đến lúc đạt 10cm sẽ kéo dài nhanh hơn nhiều so với thời gian đầu.

Trong quá trình sinh con, các y tá sẽ quan sát tình trạng của bé bằng cách đo nhịp tim. Các y tá sẽ dùng một thiết bị đặc biệt hoặc để bạn đeo một dây đai quanh bụng có liên kết với máy hiển thị nhịp tim của bé.

Trừ khi bác sĩ e ngại về tình trạng sức khỏe của bé và cần theo dõi trong suốt quá trình sinh con, việc lấy nhịp tim có thể thực hiện trong khoảng 30 phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong giai đoạn chờ sinh, bạn hãy cố gắng thư giãn, tìm một tư thế thoải mái và tránh hoảng sợ hay lo lắng quá. Có chồng hay người thân bệnh cạnh cũng giúp ích rất lớn trong giai đoạn này, đặc biệt là khi họ đã từng tham gia những khóa huấn luyện tiền sinh sản.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis