Mẹ bầu chuyển dạ, cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng báo hiệu việc chuyển dạ, sắp sinh, bao gồm: các cơ ở cổ tử cung bắt đầu co thắt gây nên các cơn đau bụng hay còn gọi là cơn gò tử cung. Bụng trở nên cứng hơn và cổ tử cung bắt đầu mở rộng dần. Sau đó, cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng là hiện tượng hiếm gặp nên nếu gặp tình trạng này thai phụ nên hết sức cẩn thận và tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, thai phụ cần nắm thêm một số thông tin khác về việc chuyển dạ sinh con.

  • Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có đáng lo ngại?
  • Những điều cần lưu ý về co tử cung gây đau bụng khi chuyển dạ
  • Các tình trạng cần phải gặp bác sĩ ngay

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có đáng lo ngại?

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân, Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng báo hiệu việc chuyển dạ, sắp sinh, bao gồm: các cơ ở cổ tử cung bắt đầu co thắt gây nên các cơn đau bụng hay còn gọi là cơn gò tử cung. Bụng trở nên cứng hơn và cổ tử cung bắt đầu mở rộng dần. Sau đó, cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn.

Cơn gò tử cung là một trong các triệu chứng báo hiệu việc chuyển dạ (Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)

Do đó, hiện tượng cổ tử cung mở gây những cơn đau bụng là tình trạng chắc chắn bà bầu sẽ gặp phải. Một số trường hợp mẹ bầu có cổ tử cung mở nhưng không đau bụng. Có thể là do cổ tử cung đang mở ở giai đoạn đầu thôi. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian cổ tử cung mở to, nước ối rỉ liên tục mà mẹ bầu vẫn không đau bụng thì nên đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý ngay.

Nguyên nhân khiến cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có thể là do:

  • Cổ tử cung của mẹ ngắn hoặc mẹ đang gặp các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa, ung thư.
  • Hoạt động co thắt cổ tử cung bị rối loạn trong giai đoạn chuyển dạ.
  • Cổ tử cung đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật làm để lại sẹo xơ, đột điện trên cổ,…

Xem thêm:

Khi nào mẹ có thể đọc truyện ngắn cho thai nhi? Gợi ý 5 mẫu truyện ý nghĩa nhất để con phát triển nhân cách từ khi còn trong bụng mẹ

Những điều cần lưu ý về co tử cung gây đau bụng khi chuyển dạ

Nếu như tình trạng mở cổ tử cung nhưng gây đau bụng khi chuyển dạ là tình trạng nguy hiểm thì tình trạng các cơn co tử cung bất thường cũng là điều các mẹ bầu nên lo lắng. Nếu cơn co tử cung có những thay đổi bất thường như rối loạn co bóp thì có thể dẫn đến tình trạng cuộc chuyển dạ bị kéo dài, gây ra những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ trạng thái nào là bình thường và bất thường của các cơn co tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn: Vinmec)

  1. Cơn co tử cung bình thường thì sẽ có tính chất chu kỳ và đều đặn, tăng dần, kéo dài hơn, xuất phát từ sườn phải của tử cung và lan truyền từ trên xuống dưới với tốc độ 1-2cm/s.
  2. Trong thời gian khởi phát chuyển dạ thì tần số chỉ 15-20s, sau đó sẽ là 30-40s ở cuối kỳ xóa, mở cổ tử cung.
  3. Áp lực cơn co tử cunggiảm dần theo chiều từ trên xuống, thời gian co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, sự lan truyền cơn co tử cung cũng tương tự là sẽ giảm dần từ trên xuống.
  4. Số lượng cơn co tử cung thường là 70-180 và phụ thuộc vào số lần đẻ của người phụ nữ, chất lượng cơ tử cung…
  5. Trong quá trình thai phụ rặn để sinh con cơn co tử cungcũng đóng vai trò quan trọng góp phần giúp đẩy em bé ra dễ dàng. Cơn co tử cung nếu diễn ra nhịp nhàng, đều đặn và tương ứng với độ xóa mở của cổ tử cung thì sẽ giúp cuộc đẻ tiên lượng tốt, cụ thể như sau:
    • Giai đoạn tiềm tàng: 2-3 cơn/10ph
    • Giai đoạn cổ tử cung mở được 5cm đến 6cm: 3-5 cơn/10ph.
    • Giai đoạn cổ tử cung mở được 10cm và người phụ nữ đang thực hiện rặn đẻ: 4-6 cơn/10ph.

Nếu cơn co tử cung diễn ra không đều, không đồng bộ, tần số tăng dần hay giảm dần, quá mạnh hay quá yếu cũng sẽ dẫn đến những vấn đề như thai suy, rau bong non, tử cung bị vỡ, chảy máu sau sinh, nhiễm trùng hậu sản…

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn dứa lúc nào trong thai kỳ giúp sinh con dễ dàng không đau?

Các tình trạng cần phải gặp bác sĩ ngay

Trong những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách tính thời gian cơn gò, báo chuyển dạ gồm: thời gian giữa các cơn gò và thời gian của mỗi cơn gò. Các cơn gò nhẹ thường cách nhau từ 20 – 30 phút và thai phụ cảm nhận đau ít. Sau đó, chúng trở nên thường xuyên hơn cho đến khi chúng cách nhau khoảng 15 phút và đau nhiều hơn, đây là lúc bạn cần phải đến bệnh viện ngay.

Trong các tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu nên chú ý thời gian cán cơn gò (Nguồn: Vinmec)

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau đây, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng, đây là dấu hiệu sinh non khá nguy hiểm.
  • Nước ối vị vỡ hoặc rò rỉ, có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục là dấu hiệu của phân su – là phân thải đầu tiên trong đời và sẽ gây nguy hiểm khi trẻ hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Chảy máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Mẹ bầu chảy máu âm đạo, bụng đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
  • Cảm nhận em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng có thể là bình thường ở giai đoạn đầu khi cổ tử cung bắt đầu mở. Tuy nhiên nếu cổ tử cung đã mở to mà vẫn không có cơn đau nào xuất hiện thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Nguồn thông tin:  8 DẤU HIỆU SẮP SINH (CHUYỂN DẠ) MẸ CẦN GHI NHỚ ĐỂ ĐÓN CON YÊU – Bệnh viện Tâm Anh

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan