Có thai bao lâu thì nghén? Cách điều trị ốm nghén như thế nào?

Thời gian ốm nghén của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có một vài mẹ bầu bị ốm nghén trong kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Tuy nhiên, cũng có mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại bình thường. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thai bao lâu thì nghén là thắc mắc của chị em mới mang thai. Cơn ốm nghén thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ, có mẹ sẽ ốm nghén muộn hơn từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12. Tham khảo thêm:

  • Định nghĩa ốm nghén là gì?
  • Mang thai khi nào ốm nghén? Nguyên nhân là gì?
  • Những cách nào trị ốm nghén hiệu quả?

Ốm nghén là gì?

Cần hiểu rõ hơn về ốm nghén

Hiện tượng ốm nghén khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi. Bởi vì, trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ thấy buồn nôn và thậm chí là nôn. Thực tế là có hơn một nửa những mẹ bầu sẽ có luôn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tùy vào thể trạng của mẹ, mà các cơn ốm nghén có cường độ và triệu chứng khác nhau.

Có những mẹ bầu chỉ trải qua những cơn ốm nghén thoáng qua, nhưng cũng có nhiều mẹ lại xuất hiện những cơn ốm nghén khá nặng, gây chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, mất nước, sức khỏe suy yếu,... Khi thời kỳ ốm nghén qua đi, mẹ bầu sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, lại có mẹ bầu vẫn tiếp tục ốm nghén ở thời kỳ kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 hoặc cho tới lúc sinh.

Xem thêm:

10 Món ăn dành cho mẹ bầu bị nghén nặng

Có thai bao lâu thì nghén?

Nhiều chị em phụ nữ lần đầu mang thai còn nhiều băn khoăn liệu: Có thai bao lâu thì nghén? Theo bác sĩ chuyên môn Nguyễn Thị Mận, khoa Sản Phụ Khoa, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Người đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, chuyên sâu về quản lý thai nghén cho biết: Thông thường cơn ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Bên cạnh đó, diễn ra suốt 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung của mẹ. Một số trường hợp khác thì bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 và có xu hướng tăng sự nghén trong những tháng tiếp theo.

Nguyên nhân mẹ bầu bị nghén?

Những nguyên nhân gây nghén mẹ bầu cần lưu ý

Thời gian ốm nghén của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có một vài mẹ bầu bị ốm nghén trong kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Tuy nhiên, cũng có mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại bình thường. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu?

Sự nhạy cảm của mẹ

Mẹ bị nhạy cảm, thính giác trở nên nhạy hơn với các loại thực phẩm và mùi vị trước đây nên cảm thấy bình thường nhưng hiện tại lại gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Hoạt động mạnh mẽ của Hormone

Hormone Progesterone tăng nhanh là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén ở mẹ bầu. Hormone này khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa hơn nên mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi khi mang thai. Đồng thời, Hormone này cũng gây ra hiện tượng trào ngược thực quản tạo cảm giác buồn nôn mạnh mẽ.

Có thể mẹ chưa biết:

Các loại thuốc trị ốm nghén an toàn và hiệu quả

Cách điều trị ốm nghén khi mang thai như thế nào?

Những cách trị nghén, mẹ bầu nên biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các biện pháp chủ đạo giúp giảm chứng ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu được áp dụng phổ biến trong thực tế là cân bằng nước, cân bằng điện giải và thư giãn tinh thần. Cụ thể, các mẹ có thể tham khảo và tuân thủ theo mà bác sĩ chuyên môn Nguyễn Thị Mận đưa ra:

1. Điều chỉnh các sinh hoạt hằng ngày

  • Mẹ bầu nên loại bỏ những việc làm khởi phát buồn nôn và nôn ói, thường gặp là các loại thức ăn hoặc mùi nhất định.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều lần để cơ thể cảm thấy dễ chịu.
  • Nên ăn các loại thức ăn yêu thích, hợp khẩu vị.
  • Nên uống nhiều nước.
  • Tránh các món ăn chứa nhiều chất béo và Carbohydrates do có thể làm tình trạng nghén trở nên nặng hơn.
  • Bổ sung viên uống sắt phối hợp với Acid Folic hay các Vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn ăn uống kém do ốm nghén.

2. Cần bổ sung nước, điện giải, năng lượng qua truyền dịch

Những loại dịch truyền nên được chỉ định là những loại có đặc tính sinh lý, sinh hóa tương tự môi trường tuần hoàn bên trong cơ thể, như dung dịch Natri Clorid 0,9%, Lactate Ringer... Lượng dịch và tốc độ truyền cần tuân thủ theo lệnh của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ốm nghén có thể gây mất các chất điện giải, khiến hạ Natri máu, hạ Kali máu. Lúc này, nên bổ sung điện giải song song với truyền dịch. Không nên tăng nồng độ các điện giải lên quá nhanh vì ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý trên màng tế bào. Thêm vào đó, thường xuyên đánh giá lại hiệu quả của việc điều chỉnh thông qua các xét nghiệm cần thiết.

3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Chứng ốm nghén dễ bị kích thích bởi một số mùi, vị nhất định. Một số loại thảo dược thiên nhiên có thể mang lại hiệu quả làm dịu sự nhạy của giác quan mẹ bầu. Tiêu biểu nhất là gừng. Mùi gừng giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu, cồn cào trong dạ dày. Hơn thế nữa, một chút trà gừng hay một mẩu bánh quy gừng cũng có khả năng làm giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai.

Có thai bao lâu thì nghén đã được bác sĩ chuyên khoa giải đáp. Mong rằng, mẹ bầu sẽ có trong mình những kinh nghiệm để phòng tránh ốm nghén khi mang thai từ bài viết này nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: Có thai bao lâu thì bắt đầu ốm nghén - Bệnh viện đa khoa Vinmec.

Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mộng Thường