Đọc ngay nếu bạn đang thắc mắc: Có thai ăn nha đam được không?

Có thai ăn nha đam được không? Thành phân anthraquinon chứa trong nha đam có thể dẫn tới hậu quả nghiệm trọng. Nó làm sung huyết đường ruột và các cơ quan của hệ tiêu hóa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thai ăn nha đam được không? Câu trả lời ở đây là không, mẹ nhé! Bởi nha đam có thể gây dị tật cho thai nhi, gây nên những cơn gò tử cung khiến mẹ dễ sinh non và sảy thai.

  • Nha đam và những công dụng trong đời sống
  • Có thai ăn nha đam được không?
  • Tác hại của nha đam với mẹ bầu và thai nhi

Nha đam là loại thức ăn không xa lạ gì với các phái đẹp chúng ta, với công dụng làm đẹp tuyệt vời từ các công thức chế biến món ăn, nước uống thậm chí là làm mặt nạ đắp dưỡng da mà giá thành lại rẻ. Nhưng đối với các mẹ bầu thì liệu nha đam có phát huy những công dụng này không? Các mẹ bầu với nhiệt độ cơ thể thay đổi theo sự thay đổi của các hormone nên rất cần những thức uống giải nhiệt, giải khát. Tuy nhiên, mang thai là quá trình nhạy cảm cần sự cẩn trọng tuyệt đối trong việc tiếp nhận các chất vào cơ thể vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cho mẹ và gián tiếp đến thai nhi.Vì thế mẹ cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm hay sản phẩm nào.

Nha đam và những công dụng trong đời sống

Nha đam là loài thực vật rất dễ trồng. Nó có thể dùng để làm thức ăn cũng như làm cây cảnh. Với phần lá căng mọng nước, nha đam trông rất hấp dẫn khi chế biến các món ăn như chè nha đam, yogurt nha đam…

Không chỉ có vậy, nha đam còn là một vị thuốc. Nó được sử dụng từ thời cổ đại để làm lành vết thương cho các binh lính trong các cuộc chiến.

Bạn có thể chưa biết:

Mách mẹ cách làm nước nha đam tại nhà đơn giản mà cực ngon

Bầu uống nha đam được không? Tìm hiểu ngay hôm nay kẻo muộn

Nha đam có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Ngoài có tác dụng làm dịu và làm mát da cũng như cải thiện sức khỏe, nha đam còn có một số công dụng nổi bật sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chăm sóc cho da dễ nổi mụn hoàn toàn tự nhiên. Nha đam có rất nhiều chất kháng khuẩn có thể ngăn ngừa viêm da.
  • Chữa những chứng động kinh, hen suyễn và táo bón rất hiệu quả.
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu.
  • Chữa những vết cháy nắng hay ngứa cũng như ngăn chặn sự tấn công và phát triển của vi khuẩn trên da.
  • Giúp kiểm soát chứng ợ nóng và loét dạ dày, giúp phòng ngừa sỏi niệu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nha đam còn hỗ trợ tiêu hóa. kháng khuẩn, làm dịu vết bỏng, vết côn trùng đốt.
  • Một công dụng phổ biến khác của nha đam là làm thuốc xổ, nhuận trường.
  • Đặc biệt, nha đam giúp thanh nhiệt, làm cơ thể luôn mát mẻ, dễ chịu.

Phụ nữ trên thế giới không còn xa lạ với sự có mặt của nha đam trong nhiều công thức dưỡng da. Họ còn sử dụng nha đam để làm mọc tóc.

Thậm chí, từ thời  Ai Cập cổ đại, những vị nữ hoàng nổi tiếng là Cleopatra và Nefertiti cũng đã sử dụng lá nha đam để làm tăng vẻ đẹp của mình.

Có thai ăn nha đam được không?

Với hàng loạt công dụng như trên, nhiều người sẽ tự hỏi: Bà bầu ăn nha đam có thể tận hưởng được tất cả những lợi ích trên? Câu trả lời là: KHÔNG!

Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam. Loại cây này có thể gây co thắt tử cung. Nó làm ảnh hưởng không tốt tới thai kỳ của bạn. Nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu và điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong nha đam có chứa chất anthraquinon, có tác dụng xổ mạnh. Những thuốc nhuận tràng có chứa nha đam làm giảm lượng điện phân trong cơ thể và không an toàn cho thai kỳ.

Tuy nhiên bà bầu cần thân trọng và hạn chế khi dùng nha đam

Tuy một số nghiên cứu có chỉ ra dùng một lượng nha đam nhỏ an toàn trong thai kỳ. Bạn vẫn nên cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

Với người đang cho con bú, không nên dùng nha đam vì nó có thể đi vào sữa mẹ. Tinh chất có trong nha đam có chức năng nhuận tràng cao. Nó có thể gây hại hệ tiêu hóa của bé, làm bé bị tiêu chảy và nôn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tác hại của nha đam với mẹ bầu và thai nhi

Với những nguy cơ xảy ra khi dùng nha đam dưới đây, hy vọng mẹ bầu sẽ hết sức cẩn trọng với món ăn này!

Gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi:

Nha đam có tốt cho bà bầu? Nha đam còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu khi mang bầu người mẹ thường xuyên sử dụng nước nha đam.

Ngoài ra, đối với phụ nữ đang cho con bú thì nha đam cũng mang lại tác động tiêu cực lên trẻ sơ sinh. Trẻ dưới 12 tuổi không nên ăn hoặc uống nước nha đam bởi dễ gây đau bụng, tiêu chảy, vọp bẻ.

Bạn có thể chưa biết:

5 Cách làm trắng da bằng nha đam đơn giản bạn gái nào cũng có thể thử!

Phụ nữ mang thai nên ăn gì để tránh các nguy cơ xấu

Ảnh hưởng đến ngũ tạng:

Bà bầu ăn nha đam được không? Thành phân anthraquinon chứa trong nha đam có thể dẫn tới hậu quả nghiệm trọng. Nó làm sung huyết đường ruột và các cơ quan của hệ tiêu hóa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Với mẹ bầu bụng yếu thường xuyên bị tiêu chảy, đầy bụng, huyết áp thấp thì không nên sử dụng nha đam.

Đầy bụng, chán ăn:

Mặc dù như đã nói ở trên, nước ép từ cây nha đam có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa, giảm cân. Với bà bầu khi cơ thể có sự thay đổi hoocmon thì nước nha đam lại mang lại những tác hại khôn lường cho hệ tiêu hóa.

Bà bầu thường xuyên uống nước nha đam dễ gây đầy bụng. Mẹ bị ăn khó tiêu dẫn tới tình trạng chán ăn.

Dễ gây nguy cơ xảy thai, sinh non:

Tại sao bà bầu không được ăn nha đam? Sử dụng cây nha đam ép lấy nước uống cho bà bầu có thể dẫn tới xuất huyết trong. Thậm chí nặng hơn gây xảy thai. Ngoài ra, chất trong nha đam kích thích tử cung co bóp mạnh dễ gây sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã có đáp án cho câu hỏi có thai ăn nha đam được không? Tốt nhất, bạn không nên dùng nha đam trong thời gian mang thai. Lúc cho con bú cũng cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hieu