Thực hư chuyện cổ ngẳng là dấu hiệu mang thai ở giai đoạn đầu

Hầu như toàn bộ cơ thể của phụ nữ đều sẽ có biến đổi trong thời gian thai kỳ. Mạch đập mạnh hơn và rõ hơn ở phần cổ là một trong những thay đổi ở mẹ bầu. Song đây cũng chỉ là một trong những biểu hiện có thai điển hình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cổ ngẳng khi mang thai là biểu hiện cổ người phụ nữ ngẳng hoặc giật ra. Theo quan niệm người xưa, cổ ngẳng chắc chắn là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, điều này có thể đúng với người này nhưng không thể áp dụng với người khác. Chị em nên kiểm tra bằng que thử để có kết quả chính xác nhất nếu thấy cổ ngẳng nhé.

  • Cổ ngẳng khi mang thai có dấu hiệu ra sao?
  • Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai
  • Cổ ngẳng khi mang thai theo góc nhìn khoa học
  • Các dấu hiệu báo có thai theo dân gian khác!

Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp phát hiện chính xác bạn có mang thai hay không, như que thử thai, siêu âm, xét nghiệm máu,… Tuy nhiên bà bầu vẫn có thể tự nhận biết mình đang mang thai bằng các kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Mặc dù những dấu hiệu như mang thai cổ ngẳn, tóc mai dựng,… chưa được khoa học kiểm chứng nhưng nhiều mẹ bầu vẫn áp dụng và cho kết quả khá chính xác. Hãy tham khảo bài viết để có thêm thông tin bổ ích về vấn đề này nhé!

Cổ ngẳng khi mang thai có dấu hiệu ra sao? 

Các dấu hiệu mang thai sớm nhất không phải chỉ có mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều các dấu hiệu thai nghén khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức, quá nhạy cảm với mùi và mệt mỏi… Một mẹo khá hữu ích để phát hiện ra phụ nữ có thai đã được lưu truyền trong dân gian. Những tuần đầu thai kỳ, một mạch đập nhanh và mạnh sẽ xuất hiện ngay hõm chỗ xương quai xanh. Các bà các mẹ có nhiều kinh nghiệm cho rằng đây là báo hiệu mang thai của người phụ nữ.

Đây là phương pháp được áp dụng từ xa xưa khi các thiết bị y tế còn sơ sài. Thời kỳ y học còn chưa tiến bộ và việc dự đoán thai phần lớn dựa vào kinh nghiệm. Ông bà ta thường nhìn vào sự thay đổi của các bộ phận trên cơ thể để dự đoán. Cổ ngẳng do có vị trí dễ nhận ra nên được xem là một trong những dấu hiệu mang thai.

Bài viết liên quan:

Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai

Phần cổ thay đổi như thế nào là có thai? Thông thường, khi có thai, gần vị trí với xương quai xanh, phần mạch ở cổ sẽ đập rất mạnh. Đối với người thường, chỉ có thể cảm nhận được mạch đập ở đây nếu dùng tay sờ vào. Tuy nhiên, đối với một số bà bầu, chỉ cần quan sát vẫn có thể thấy được.

Một trong những kinh nghiệm dân gian nhận biết mang thai là dấu hiệu cổ ngẳng. Khi mang thai cổ của bà bầu dài ra hơn bình thường, trông như hóp lại. Rất nhiều đúc kết từ người xưa cho rằng ở hõm chỗ xương quai xanh giật lên rất rõ trong những tuần đầu có mang. Kết hợp với cổ người phụ nữ ngẳng ra, da mặt còn mệt mỏi và xanh thiếu sắc. Tổng hợp những biểu hiện trên, người ta đoán rằng họ đã có bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc dù vậy, không phải lúc nào cổ ngẳng cũng là dự báo chính xác việc mang thai. Những người có cơ địa gầy gò, ốm yếu, xanh xao cũng dễ bị nổi gân xanh. Khi gân nổi nhiều ở phần tay, chân, cổ thì cũng rất dễ dàng nhìn thấy nhịp đập. Vì thế, dấu hiệu cổ ngẳng hiện vẫn chỉ là theo kinh nghiệm dân gian. Đây là mẹo dân gian chưa được kiểm chứng khoa học nhưng vẫn là một mẹo hay được nhiều người áp dụng. Để biết bản thân có mang thai hay không, chị em cần đến thăm khám tại bệnh viện uy tín. Sau khi dùng cả que thử để có tin vui một cách chính xác nhé.

Cổ ngẳng khi mang thai theo góc nhìn khoa học 

Tính đến nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào về dấu hiệu cổ ngẳng là có thai và vì sao mang thai cổ ngẳng. Hầu như toàn bộ cơ thể của phụ nữ đều sẽ có biến đổi trong thời gian thai kỳ. Mạch đập mạnh hơn và rõ hơn ở phần cổ là một trong những thay đổi ở mẹ bầu. Song đây cũng chỉ là một trong những biểu hiện có thai điển hình.

Những người vốn có phần xương quai xanh và cổ đầy đặn, chỉ quan sát sẽ khó nhận ra. Ngoài ra, mỗi người có trạng thái sức khoẻ và thể chất không giống nhau. Đặc biệt có những mẹ bầu có ít triệu chứng đặc biệt, không ốm nghén dù ở giữa thai kỳ. Các mẹ bầu này vẫn có thể sinh hoạt bình thường như khi chưa có thai.

Có thể thấy cổ ngẳng không thể là biểu hiện duy nhất để xác định phụ nữ có thai không. Một số người mắc bệnh tim, suy dinh dưỡng cũng có thể bị tình trạng đập mạch ở phần cổ. Không nên hoàn toàn xác định rằng phụ nữ có thai thì cổ ngẳng.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các dấu hiệu báo có thai theo dân gian khác!

Chị em có thể theo dõi thêm những dấu hiệu mang thai khác trước khi dùng que thử thai như sau:

  • Chậm kinh: Đột nhiên bị trễ kinh nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên đều đặn, khả năng mang thai rất cao. Đây là dấu hiệu mang thai đáng tin cậy và được nhiều người để ý nhất
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh: Sức đề kháng giảm kèm theo nội tiết tố của mẹ bầu tăng rất nhanh khi mang thai. Do vậy mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể, có thể tăng khoảng 0,4 – 0.5 độ c. Hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ làm thân nhiệt bà bầu cao hơn bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi có dấu hiệu đi tiểu nhiều gấp đôi, mẹ có thể tin tưởng hơn 80% khả năng đậu thai.
  • Ra máu báo thai: Đây là dấu hiệu nhận biết có thai chính xác nhất. Khi này âm đạo sẽ tiết ra đốm máu đỏ tươi, phớt nâu hoặc hồng khi chưa đến chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1-2 ngày. Máu báo thai có thể là dấu hiệu mang thai đầu tiên.
  • Tim đập nhanh hơn: Khi cơ thể tồn tại thai nhi, nhịp tim của mẹ càng lúc càng đập nhanh hơn. Có thể lên đếp 15 nhịp mỗi phút.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, đói, thèm đồ chua hoặc ngọt, thường xuyên thèm ăn vặt nhưng ăn vào lại dễ nôn, nghén, người mệt mỏi, ngực căng tức, đi tiểu nhiều lần, đau lưng….

Lời kết

Bên cạnh những phương pháp khoa học có độ chính xác cao như dùng que thử, thăm khám tại bệnh viện. Những mẹo dân gian như theo dõi cổ ngẳng có thể giúp chị em sớm nhận ra bản thân để làm mẹ. Mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng những mẹo này vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Độ chính xác của các mẹo đặc biệt là mẹo cổ ngẳng khi mang thai vẫn khá cao. Tuy nhiên, để đạt độ chính xác tuyệt đối, chị em nên đến cơ sở y tế thăm khám. Không nên chỉ dựa vào các mẹo dân gian này các mẹ nhé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu